AN NINH QUỐC PHÒNG NĂM HỌC 2022-2023
Căn cứ vào Thông tư số 01/2017/TT-BGD ngày 13 tháng 01 năm 2017 cuả Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở;
Căn cứ Hướng dẫn số 285/PGD&ĐT ngày 22/9/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hồng Bàng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở năm học 2021-2022;
Chiều thứ 5 ngày 12 tháng 10 năm 2022 có lãnh đạo An ninh quốc phòng và PGD Quận Hồng Bàng về trường THCS Hùng Vương kiểm tra về An ninh quốc phòng
Thành phần:
1. Lê Thị Thu Trang- Chuyên viên PGD Quận
Một số hình ảnh:
UBND QUẬN HỒNG BÀNG
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
Số: /KH-THCS
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
P. Hùng Vương, ngày 06 tháng 10 năm 2021
|
KẾ HOẠCH
Tổ chức giảng dạy lồng ghép giáo dục Quốc phòng và An ninh
Năm học 2021-2022
Căn cứ vào Thông tư số 01/2017/TT-BGD ngày 13 tháng 01 năm 2017 cuả Bộ Giáo dục và Đào tạo về Hướng dẫn giáo dục Quốc phòng và An ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở;
Căn cứ Hướng dẫn số 285/PGD&ĐT ngày 22/9/2021 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Hồng Bàng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học, trung học cơ sở năm học 2021-2022;
Căn cứ tình hình thực tế về đội ngũ.
Trường THCS Hùng Vương xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học lồng ghép giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường học như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM:
1. Mục đích yêu cầu
- Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng phát triển kỹ năng sống, nhân cách con người Việt Nam, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào, tự tôn với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, có ý thức tổ chức, kỷ luật, tinh thân đoàn kết yêu tổ quốc, yêu đồng bào
- Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học đã có trong chương trình, sách giáo khoa và thông qua các hoạt động ngoại khóa: tham quan di tích lịch sử, đọc sách, nghe, thi kể chuyện truyền thống, các hội thi tìm hiểu về quốc phòng và an ninh…
- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học theo hướng dạy học lý thuyết gắn thực tiễn, tăng cường các hoạt động vận dụng của học sinh
2. Nhiệm vụ trọng tâm:
- Quán triệt, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản của cấp trên liên quan đến công tác giáo dục quốc phòng và an ninh.
- Nâng cao nhận thức đầy đủ trách nhiệm của CB, GV, NV về tầm quan trọng của GDQP&AN cho học sinh và trách nhiệm của từng cá nhân về công tác QP&AN trong tại địa phương trong tình hình hiện nay.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng trên địa bàn tổ chức nghiêm túc, hiệu quả của công tác GDQP&AN cho CB, GV, NV, học sinh đúng qui định. Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa về GDQP&AN nhằm khơi dậy lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường trong CB, GV, NV, học sinh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.
II. NỘI DUNG DẠY LỒNG GHÉP.
1. Nội dung dạy lồng ghép:
Nội dung dạy học lồng ghép được thực hiện thông qua các môn học: Ngữ Văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc, và Mỹ thuật tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ, an toàn các nhân; pháp luật Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam; quyền lợi, trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHXN.
(có danh sách cụ thể các bài và nội dung dạy học lồng ghép kèm theo)
Khuyến khích giáo viên sưu tầm thêm các tranh ảnh, Clip hiện vật, tấm gương độc đáo về nội dung có liên qua đến quốc phòng an ninh
2. Hình thức thực hiện
- Dạy học lồng ghép thông qua bài học ở các môn: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, GDCD, Âm nhạc, Mỹ thuật.
- Dạy học thông qua hình thức lên lớp theo chuyên đề dạy lồng ghép.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thi viết, vẽ tranh về nội dung quốc phòng an ninh.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, sáng tạo.
III. TÀI LIỆU DẠY HỌC LỒNG GHÉP, TÍCH HỢP
- Các nội dung tích hợp đã có sẵn trong SGK.
- Tài liệu giáo dục lồng ghép do Bộ GD-ĐT ban hành (Thông tư số 01/2017/BGD)
- Tài liệu giáo dục địa phương.
- Các nguồn tài liệu khác: phù hợp với năng lực học sinh và có tính pháp lý.
IV.TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban giám hiệu:
- Xây dựng kế hoạch triển khai nội dung dạy học lồng ghép phù hợp với đặc điểm tình hình nhà trường và địa phương.
- Xây dựng hệ thống tài liệu và nguồn dữ liệu cho việc dạy học lồng ghép
- Có kế hoạch kiểm tra tư vấn, các tổ nhóm chuyên môn và giáo viên thực hiện tốt các nội dung dạy học lồng ghép, tích hợp.
2.Với tổ chuyên môn:
- Triển khai kế hoạch của BGH tới tất cả các giáo viên dạy.
- Có giải pháp quản lý theo dõi tiến độ dạy học lồng ghép, tư vấn thường xuyên để các thành viên đảm bảo kế hoạch: Như lưu trữ hệ thống địa chỉ lồng ghép ở các bộ môn, kiểm tra việc thiết kế giáo án có nội dung lồng ghép, dự giờ các tiết có nội dung lồng ghép, xây dựng và triển khai một số chủ đề có nội dung lồng ghép (tối thiều 01 chủ đề/học kỳ).
- Kiểm tra chuyên đề về dạy học lồng ghép tích hợp ở các nhóm chuyên môn và giáo viên bộ môn.
3.Với nhóm chuyên môn:
- Tổ chức sinh hoạt nhóm thống nhất nội dung và hình thức thực hiện trong từng bài theo quy định.
- Xây dựng một số chủ đề dạy học tích hợp (liên môn) có nội dung liên quan đến nội dung lồng ghép: ít nhất 01 chủ đề/học kỳ.
- Sinh hoạt chuyên đề về nội dung lồng ghép, tích hợp.
4. Với giáo viên:
- Tổ chức dạy học theo các địa chỉ lồng ghép đã thống nhất, mức độ lồng ghép phù hợp với đối tượng học sinh các lớp
- Các nội dung lồng ghép phải được thể hiện rõ trong giáo án, tổ chức thành hoạt động: có hệ thống câu hỏi phù hợp, học sinh được quan sát trình bày, bày tỏ quan điểm hoặc rút kinh nghiệm bản thân, nội dung của các hoạt động giúp định hương suy nghĩ và hành động tích cực trước các vấn đề đặt ra.
5. Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ 07 tháng 9 năm 2021
Trên đây là kế hoạch tổ chức dạy học lồng ghép quốc phòng an ninh năm học 2021-2022 của trường THCS Hùng Vương đề nghị các tổ/nhóm chuyên môn và các đồng chí giáo viên nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc kịp thời báo cáo Ban lãnh đạo nhà trường để có giải pháp chỉ đạo kịp thời./.
Nơi nhận:
- BGH ;
- Tổ trưởng CM;
- Lưu VT, Website nhà trường.
|
|
KT. HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Ngô Xuân Nguyên
NỘI DUNG DẠY LỒNG GHÉP
GIÁO DỤC QP&AN CỤ THỂ TRONG CÁC MÔN HỌC
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường trung học cơ sở được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các môn học: Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Âm nhạc và Mĩ thuật; tập trung vào tinh thần đoàn kết, yêu nước của các thế hệ người Việt Nam trong dựng nước và giữ nước qua các thời kỳ cách mạng; bước đầu hiểu biết về phòng chống cháy nổ, an toàn cá nhân; pháp luật Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; quyền lợi, trách nhiệm của công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Cụ thể:
Lớp 6
STT
|
Môn học
|
Tên bài
|
Hình thức, nội dung lồng ghép
|
01
|
Ngữ văn T1
|
Bài 1.Văn bản: Con Rồng cháu Tiên (Trang 5)- Không có trong chương trình lớp 6
|
Nêu lịch sử dụng nước và giữ nước của cha, ông
|
Bài 2.Văn bản: Thánh Gióng
(Trang19)
|
Ví dụ về cách sử dụng sáng tạo vũ khí tự tạo của nhân dân trong chiếntranh: gậy tre, chông tre...
|
Bài 4.Văn bản: Sự tích Hồ Gươm (Trang 39)-Không có trong chương trình lớp 6
|
Nêu các địa danh của Việt Nam luôn gắn với các sự tích trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược (Ải Chi Lăng, Bạch Đằng, Đống Đa...).
|
Ngữ văn T2
|
Bài 23.Văn bản: Đêm nay Bác không ngủ (Trang 63)- Không có trong chương trình lớp 6
|
Tình thương yêu của Bác Hồ đối với thế hệ trẻ và dân tộc Việt Nam
|
Bài 24.Văn bản: Lượm (Trang 72) - Không có trong chương trình lớp 6
|
Kể chuyện về những tấm gương mưu trí, dũng cảm của thiếu niên Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm
|
Bài 26.Văn bản: Cây tre Việt Nam (Trang 95)
|
Sự sáng tạo của dân tộc Việt Nam trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm
|
02
|
Địa lý
|
Từ bài 02 trang102 đến bài 04 trang 108
|
Giới thiệu bản đồ hành chính Việt Nam và khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
|
03
|
GDCD
|
Bài 9: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam – Trang 41
|
Sưu tập tranh ảnh, caau chuyện có thể hiện nội dung là thông điệp tự hào công dân Việt Nam
|
Bài 10:Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt nam - Trang 45
|
Giới thiệu tranh, ảnh, clip về chủ đề an toàn giao thông
|
Bài 11:Quyền cơ bản của trẻ em - (Trang 50
|
Ví dụ đơn giản về các và nghĩa vụ của công dân, cũng như quyền và nghĩa vụ của học sinh … để cho học sinh dễ hiểu, dễ nhớ.
|
Bài 17:Thực hiện quyền trẻ em - Trang 55
|
|
04
|
Nghệ thuật (Âm nhạc và Mĩ thuật)
|
Chủ đề 4. Âm nhạc:Bài ca hy vọng - Trang 33
|
Ý nghĩa của ca khúc
|
Chủ đề 8: Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng
|
Hình ảnh Bác Hồ
|
Lớp 7
STT
|
Môn học
|
Tên bài
|
Hình thức, nội dung lồng ghép
|
01
|
Ngữ văn T1
|
Bài 5:Bài thơ Sông núi Nước Nam (Trang 62)
|
Khẳng định ý chí của dân tộc Việt Nam về độc lập chủ quyền trước các thế lực xâm lược
|
Bài 12:Bài thơ Cảnh khuya
(Trang 140)
|
Kểmột sốcâu chuyện hoặc bằng hình ảnh minh họa trên đường kháng chiến của Bác
|
Ngữ Văn T2
|
Bài 20:Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Trang 24)
|
Kể chuyện về những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo trong kháng chiến của dân tộc
|
02
|
GDCD
|
Bài 4:Đạo đức và kỷ luật
(Trang 12)
|
Nêu một sốtấm gương tận tụy, hi sinh lợi ích cá nhân tất cả vì lợi ích tập thể.
|
Bài 9:Xây dựng gia đình văn hóa (Trang 26)
|
Hình ảnh lực lượng vũ trang tham gia xây dựng nông thôn mới
|
Bài 14:Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên (T42)
|
Nêu gươngcá nhân hoặc tập thể bảo vệ môi trường
|
Bài 15:Bảo vệ disản văn hóa
(Trang 47)
|
Nêu những tấm gương cá nhân và tập thể góp phần bảo vệ di sản văn hóa
|
Bài 16:Quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
Trang 51
|
Nêu ví dụ về quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo
|
Bài 17:Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (Trang 54)
|
Hình ảnh về Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh, Chiến thắng Điện Biên Phủ và ngày 30-4-1975
|
03
|
Âm nhạc và Mĩ thuật
|
Bài 1.Tiết 3: Nhạc rừng(T10)
|
Ý nghĩa của từng bài hát và hình ảnh minh họa cho các bài hát
|
Bài 3.Tiết 10: Hành quân xa
Trang 26
|
Bài 7.Tiết 28: Đường chúng ta đi (Trang 56)
|
Bài 10:Cuộc sống quanh em
(Trang102)
|
Tình yêu quê hương đất nước và trách nhiệm của thế hệ sau trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước
|
04
|
Địa lý
|
Bài 10:Dân sốvà sức ép dân sốtới tài nguyên môitrường ở đới nóng (Trang 33)
|
Ví dụ về sự gia tăng dân số có ảnh hưởngđến đời sống, vật chất và môi trường tại một số thành phố lớn ở nước ta
|
Bài 11:Di dân và sự bùng nổđô thị ở đới nóng (Tr. 36)
|
Ví dụ đểchứng minh sự bùng nổđô thị làm gia tăng các tệ nạn xãhội, từ đó phá vỡ môi trường tự nhiên và xã hội
|
Bài 17:Ônhiễm môi trường ở đới ôn hòa (Trang 33)
|
Ví dụ đểgiải thích nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường
|
Lớp 8
STT
|
Môn học
|
Tên bài
|
Nội dung lồng ghép
|
01
|
Ngữ văn T1
|
Bài 12.Phần luyện tập: Ngã ba Đồng Lộc (Trang 129)
|
Nêu những tấm gương anh dũng hy sinh của phụ nữ Việt Nam
|
Bài 15:Bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” trang 146 và “Đập đáở Côn Lôn”
Trang 148
|
Ví dụ minh họa về hình ảnh của các nhà yêu nước, chiến sỹ cộng sản trong các nhà lao đế quốc
|
Ngữ văn T2
|
Bài 22:Chiếu dờiđô
Trang 48
|
Tầm nhìn chiến lược của Vua Lý Công Uẩn về quân sự
|
Bài 23: Hịch Tướng sĩ
(Trang 55)
|
Lòng tự hào dân tộc về truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm của ông cha ta
|
Bài 24:Nước Đại Việt ta (Trích Bình Ngô Đại cáo)
Trang 66
|
Tinh thần chiến đấu dũng cảm của tướng sĩ trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
|
Bài 26:Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến
(Trang 95)
|
Tinh thần đoàn kết, quyết chiến, quyết thắng tạo nên sức mạnh dân tộc đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược
|
02
|
Địa lý
|
Bài 24:VùngbiểnViệt Nam
(Trang 87)
|
- Những cơ sở pháp lý của nhà nước ta để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Biển Đông và hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa
- Giới thiệu các mốc chủ quyền chủ yếu trên đất liền và biển, đảo
|
Bài 30:Thực hành đọc bản đồ Việt Nam (Trang100)
|
03
|
GDCD
|
Bài 5:Pháp luật và kỷ luật
(Trang 1)
|
Ví dụ để chứng minh nếu kỷ luật nghiêm thì pháp luật được giữ vững
|
Bài 7:Tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xã hội
(Trang 18)
|
Ví dụ về tấm gương thanh thiếu niên tích cực trong việc gìn giữ an ninh, trật tự an toàn xã hội
|
Bài 13:Phòng, chống tệ nạn xã hội (Trang 34)
|
Ví dụ đểchứng minh những tác hại của các tệ nạn xã hội đã và đang tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với thanh thiếu niên
|
Bài 15:Phòng ngừa tai nạn vũkhí, cháy, nổvà các chất độc hại (Trang 41)
|
Ví dụ bằng hình ảnh về các vụ tai nạn, cháy nổgây ra
|
Bài 17:Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác (Tr. 44)
|
Đưa ra các ví dụ để chứng minh
|
Bài 17:Quyền khiếu nại, tốcáo của công dân (Tr. 50)
|
Bài 18:Quyền tự do ngônluận (Trang 52)
|
Bài 20:Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam
(Trang 54)
|
Liên hệ một số Điều gắn với quốc phòng và an ninh để lồng ghép
|
Bài 21:Pháp luật Nước CHXHCN Việt Nam
(Trang 57)
|
04
|
Âm nhạc và Mĩ thuật
|
Tiết 6:Bài hát Hò kéo pháo
(Trang 16)
|
Đưa một số hình ảnh minh họa
|
Tiết 21:Bài hát Biết ơn Võ Thị Sáu (Trang 43)
|
Lớp 9
STT
|
Môn học
|
Tên bài
|
Hình thức, nội dung lồng ghép
|
01
|
Ngữ văn T1
|
Bài 1:Phong cách Hồ Chí Minh (Trang 5)
|
Giới thiệu một số hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
|
Bài 2:Đấu tranh cho một thế giới hòa bình (Trang 17)
|
Lấy ví dụ về mức độ tàn phá của chiến tranh, của bom nguyên tử
|
Bài 5:Trích đoạn Hoàng Lê nhất thống chí (Trang 64)
|
Hình ảnh bộ đội kéo pháo, dân công chở lương thực trong chiến dịch Điện Biên Phủ
|
Bài 10:Bài thơ Đồng chí; Tiểu đội xe không kính
(Trang 131)
|
Nêu những khó khăn vất vả và sáng tạo của bộ đội, công an và thanh niên xung phong trong chiến tranh
|
Ngữ Văn T2
|
Bài 23:Viếng Lăng Bác
Trang 58
|
Tình cảm của nhân dân ta và bè bạn khắp năm châu dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh
|
Bài 28:Những ngôi sao xa xôi (Trang 113)
|
Những tấm gương gan dạ, mưu trí, sáng tạo của thanh niên xung phong trong kháng chiến
|
02
|
Địalý
|
Bài 14:Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông
Trang 50
|
Ví dụ về giao thông vận tải và bưu chính viễn thông gắn với quốc phòng và an ninh
|
Bài 38:Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo
Trang 135
|
Ví dụ để chứng minh phát triển kinh tế biển phải gắn với nhiệm vụ quốc phòng và an ninh biển
|
Bài 39 (Tiếp theo):Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên môi trường biển - đảo (Trang 140)
|
Bài 40:Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí (Trang 144)
|
03
|
GDCD
|
Bài 3:Dân chủ và kỷ luật
(Trang 9)
|
Ví dụ để chứng minh dân chủ phải có kỷ luật trong điều kiện xã hội hiện nay
|
Bài 4:Bảo vệ hòa bình
(Trang 12)
|
Ví dụ chứng minh có môi trường hòa bình mới phát triển kinh tế để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
|
Bài 7:Kếthừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (Trang 23)
|
Những tấm gương về truyền thống yêu nước qua các thời kỳ chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc
|
Bài 10:Lí tưởng sống của thanh niên (Trang 34)
|
Kể chuyện về những tấm gương các anh hùng liệt sĩ đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng
|
Bài 15:Viphạm pháp luật và trách nhiệm pháplýcủa công dân (Trang 52)
|
Lấy các ví dụ chứng minh khi công dân vi phạm thì chịu trách nhiệm như thế nào
|
Bài 16:Quyền tham gia quảnlýnhà nước, quản lý xã hội của công dân (Tr57)
|
Lấy các ví dụ về dân chủ của công dân trong đó có học sinh
|
Bài 17:Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc (Trang 61)
|
Trách nhiệm và nghĩa vụ của học sinh trong sự nghiệp bảo vệtổquốc
|
Bài 18:Sống và làm việc theo pháp luật (Trang 66)
|
Lấy ví dụ để khẳng định mọi công dân và học sinh đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật
|
04
|
Âm nhạc và Mĩ thuật
|
Phần Phụ lục:Một số bài hát có thểbổsung, thay thế hoặc dùng cho ngoại khóa
Trang 45
|
Ôn tập một số bài hát đã học: “Vì nhân dân quên mình”, “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân”, “Hát mãi khúc quân hành”, “Giải phóng Điện Biên” và một số bài hát về truyền thống công an như: “Chúng ta là chiến sĩ Công an”, “Bài ca người Công an”...
|