UBND QUẬN HỒNG BÀNG
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
Số: /KHGD-NTr CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hùng Vương, ngày 16 tháng 8 năm 2023
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Năm học 2023 - 2024
I. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1.1. Văn bản chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (gọi tắt là Chương trình Giáo dục phổ thông 2006);Thông tư số 32/2018-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình giáo dục phổ thông (gọi tắt là Chương trình Giáo dục phổ thông 2018); Căn cứ Công văn số 3280/BGDĐT- GDTrH ngày 27/8/2020 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học THCS,THPT;
Căn cứ Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 31/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ GDĐT về việc xây dựng và tổ chức thực hiện KHGD nhà trường;
Căn cứ Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT;
Công văn số 1496/BGDĐT-GDTrH ngày 19/4/2022 của Bộ Giáo duc và Đào tạo V/v triển khai thực hiện chương trình giáo dục trung học;
Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024;
1.2. Văn bản chỉ đạo của UBND thành phố; Sở Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Quyết định số 2400/QĐ-UBND ngày 10/8/2023 của UBND thành phố ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024;
Công văn số 2229/SGDĐT- GDTrH ngày 22 tháng 8 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Lịch chỉ đạo thực hiện chương trình Giáo dục trung học năm học 2023 - 2024;
Công văn số 2156/SGDĐT- GDTrH ngày 15 tháng 8 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2023 - 2024;
Công văn số 06/SGDĐT-TrH ngày 05/01/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng về việc xây dựng và tổ chức thực hiện hế hoạch giáo dục của nhà
1.3. Văn bản chỉ đạo của UBND quận, Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giáo dục Trung học cơ sở, năm học 2023 - 2024.
Căn cứ tình hình thực tế, Trường THCS Hùng Vương xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023 - 2024 như sau:
2. BỐI CẢNH GIÁO DỤC CỦA QUỐC GIA, ĐỊA PHƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG
2.1. Bối cảnh bên ngoài:
2.1.1. Thời cơ.
- Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đây là kim chỉ nam cho sự phát triển giáo dục - đào tạo của nước nhà trong giai đoạn hiện nay và mai sau.
- Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 là chương trình mở, tăng tính chủ động cho nhà trường.
- Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW và chương trình giáo dục phổ thông 2018 đang được Đảng, chính quyền các cấp, các Bộ, Ban, ngành, đoàn thể và toàn ngành Giáo dục - Đào tạo cùng với các tầng lớp nhân dân quan tâm triển khai thực hiện quyết liệt, hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong công tác giáo dục - đào tạo.
- Tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hải Phòng đang phát triển rất nhanh, mạnh, tạo nên sự thay đổi lớn về mọi mặt của thành phố. Đời sống nhân dân không ngừng được nâng lên, an sinh xã hội được đảm bảo, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển giáo dục - đào tạo. Ngày 24/01/2019, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 45-NQ/TW về “Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đã đề ra mục tiêu tổng quát: “Xây dựng và phát triển Hải Phòng trở thành thành phố đi đầu cả nước trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa; động lực phát triển của Vùng Bắc Bộ và của cả nước; có công nghiệp hiện đại, thông minh, bền vững; kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại kết nối thuận lợi trong nước và quốc tế bằng cả đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không; trọng điểm dịch vụ logistics; trung tâm quốc tế về giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, ứng dụng và phát triển khoa học - công nghệ,…”.
- Các Bộ, Ban, Ngành đều hiểu được sự cần thiết phải thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để thay đổi vận mệnh và sự phát triển của quốc gia. Các Bộ đã có những phối hợp để có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện các điều kiện như xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị dạy học; chế độ tiền lương cho giáo viên, chế độ học sinh vùng khó khăn, người dân tộc.
- Chương trình (CT) giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 là chương trình mở, tăng tính chủ động cho nhà trường.
- Sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) 4.0 và sự tuyên truyền của các cấp và nhà trường nên xã hội và phụ huynh học sinh (PHHS) nắm bắt được lộ trình và các điều kiện cần có để đáp ứng thực hiện đổi mới CT GDPT 2018.
- Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục tại địa phương.
- Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đảm bảo an ninh trật tự trường học, giáo dục an toàn giao thông (ATGT), các hoạt động ngoại khóa - trải nghiệm…
Nhu cầu học tập và sự quan tâm rất lớn của người dân với giáo dục và đào tạo, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông làm thay đổi suy nghĩ của phần lớn cha mẹ học sinh, nhận thức về việc học tập của nhân dân ngày càng được nâng lên, tạo điều kiện thuận lợi để nhà trường duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục.
2.1.2. Thách thức
- Nhà trường đứng trước những thách thức về cơ sở vật chất và đặc biệt là về chất lượng đội ngũ để đáp ứng được xu thế đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm đạt được yêu cầu “chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học ”. Đội ngũ giáo viên nhà trường sẽ phải đối mặt với nguy cơ của sự đào thải trong lịch sử giáo dục, đào tạo nếu như không dũng cảm thừa nhận sự yếu kém và quan trọng nhất là không tự vận động để sống bằng chính năng lực của mình.
- Đối với giáo viên nhà trường nói riêng cũng như đội ngũ giáo viên các trường nói chung hiện nay đều có điểm yếu giống nhau đó là "sức ỳ" khá lớn, phần lớn giáo viên đã quen với nội dung, phương pháp giảng dạy, cách kiểm tra đánh giá.
Trước yêu cầu của sự đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo ngành Giáo dục bắt đầu thực hiện Chương trình GDPT 2018 lớp 6 năm học 2021-2022, lớp 7 năm học 2022 - 2023, lớp 8 năm học 2023 - 2024 cấp THCS; chuyển đổi số trong giáo dục được Nhà nước đặc biệt quan tâm, giúp cho ngành giáo dục, các nhà trường, các thầy/cô được tiếp cận nhiều công nghệ giáo dục mới, hỗ trợ cho việc đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực được hiệu quả.
Năng lực CNTT để bắt kịp xu hướng chuyển đổi số trong giáo dục, nhất là quá trình đổi mới công tác giảng dạy, kiểm tra đánh giá của một bộ phận giáo viên còn hạn chế đang đặt ra cho nhà trường thách thức không nhỏ về việc tự bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Sự bùng nổ của thông tin xấu độc trên internet chưa được kiểm soát tốt đang gây ra rất nhiều khó khăn cho nhà trường trong việc giáo dục đạo đức, lối sống, hành vi của học sinh.
Sự thiếu đồng bộ về hạ tầng CNTT (thiết bị, đường truyền...) do một bộ phận gia đình học sinh còn rất khó khăn sẽ ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra sự công bằng trong việc học tập online của học sinh nhà trường (trong tình huống phải chuyển trạng thái dạy và học) không dễ gì có thể khắc phục được trong thời gian ngắn.
Biên chế lao động theo khung vị trí việc làm trong cơ sở giáo dục phổ thông công lập được giao thực hiện (Thông tư 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) còn thiếu, nhất là giáo viên,... là khó khăn không nhỏ trong việc thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông.
Một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc trong chương trình GDPT 2018 có sự thay đổi, trong khi chất lượng đội ngũ giáo viên giảng dạy chưa được chuẩn bị đầy đủ, cũng tạo ra nhiều khó khăn cho việc bố trí, sắp xếp và phân công lao động, xếp thời khóa biểu dạy và học, nhất là đối với: Môn học KHTN, Lịch sử và Địa lí; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, nội dung Giáo dục địa phương...
Nhận thức về tầm quan trọng của giáo dục được nâng lên, cộng với sự quan tâm của nhân dân và PHHS đối với công tác giáo dục của nhà trường ngày càng lớn tạo niềm tin, động lực cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường nỗ lực nhiều hơn.
2.2. Bối cảnh bên trong
Về cơ sở vật chất của trường: nhà trường có phòng học với trang thiết bị hiện đại: máy tính, hệ thống camera, các phòng Tin học, hệ thống chiếu sáng, nước uống, Wifi đầy đủ (thiếu thực hành Vật lý, Hóa học, Sinh học, hệ thống trạm biến áp) …khuôn viên nhà trường luôn sạch đẹp; Có thể nói rằng cơ sở vật chất nhà trường đã được đầu tư khá hiện đại, được nâng cấp theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hóa nhằm phục vụ tốt nhất cho công tác dạy và học.
Về đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên: Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường có 46 đồng chí. Trong đó có 39 đồng chí trực tiếp giảng day; Chất lượng đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đào tạo theo Luật GD 2019 là 37 đồng chí; Trình độ đào tạo trên chuẩn: Thạc sĩ 08 đồng chí; Chi bộ: 31 đảng viên; Ban Lãnh đạo: 02 đồng chí; nữ 01 đồng chí. Ban Chấp hành Công đoàn 05 đồng chí; Chi đoàn 08 đồng chí; ĐoànTN 01 đồng chí; Các tổ chuyên môn và văn phòng: gồm 03 tổ.
Về học sinh nhà trường: Tổng số lớp: 21 lớp với 990 học sinh. Đặc điểm của học sinh nhà trường là có phẩm chất đạo đức và sức khoẻ tốt. Nhìn chung, các em ham hiểu biết, năng động, sáng tạo, thông minh có đời sống tinh thần phát triển rất phong phú. Về mặt tâm lý, đây là lứa tuổi hình thành và phát triển mạnh mẽ những phẩm chất nhân cách có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh giá, lòng tự trọng, tự tin, tự ý thức. Về mặt xã hội, các em có khát vọng được cống hiến, mong muốn được xã hội ghi nhận, muốn được khẳng định vai trò, vị trí của mình trong gia đình, trong tập thể, trong công việc, trong các mối quan hệ, có những phẩm chất chính trị, đạo đức cơ bản của thế hệ thanh niên được đào tạo trong hệ thống giáo dục phổ thông, nên các em có được ý thức và định hướng nghề nghiệp nhất định. Về điều kiện và môi trường học tập, đại bộ phận học sinh xuất thân từ gia đình lao động. Tiềm lực kinh tế gia đình của một số học sinh tuy ch¬ưa khá giả, nh¬ưng các gia đình đều đáp ứng những nhu cầu cơ bản, các chi phí cần thiết cho học tập và sinh hoạt, nên ý thức phấn đấu trong học tập cơ bản là tốt.
Bên cạnh đó, được học tập ở ngôi trường giàu truyền thống, với hệ thống cơ sở vật chất khá khang trang, hiện đại, với đội ngũ giáo viên cơ bản có trình độ chuyên môn tốt, nhiệt tình, yêu nghề nên hầu hết học sinh của các trường đều có nỗ lực học tập, có ý thức rèn luyện, chấp hành tốt nội quy, quy chế của trường cũng như đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Trong điều kiện của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, khi bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 không còn là câu chuyện của tương lai mà là câu chuyện của hiện tại đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới và ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực của xã hội đã đặt ra yêu cầu mới đối với ngành giáo dục nói chung và trường THCS Hùng Vương nói riêng. Bên cạnh những thành tích đạt được, nhà trường đứng trước nhiều thách thức, đặc biệt là về chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên nhằm đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường phải đối mặt với nguy cơ đào thải trong lịch sử giáo dục nếu như không dũng cảm thừa nhận sự yếu kém và không tự vận động để sống bằng chính năng lực của mình
2.2.1. Điểm mạnh:
-Trường được thành lập vào năm 1960 những thành tích mà các thế hệ thầy và trò đạt được, đã được người dân phường Hùng Vương nói riêng và nhân dân toàn quận Hồng Bàng, Thành Phố ghi nhận, điều đó góp phần tạo sức mạnh và thương hiệu của nhà trường trong quá trình hội nhập.
- Hội đồng sư phạm nhà trường gắn bó đoàn kết, cộng tác đồng thuận, sẵn sàng chia sẻ giúp đỡ trong công việc và cuộc sống, nội bộ nhà trường ổn định. Chất lượng đội ngũ của nhà trường khá tốt. Các tổ chức đoàn thể năng động sáng tạo, đoàn kết cùng phối hợp hiệu quả trong mọi hoạt động, tích cực ủng hộ mọi chủ trương biện pháp của nhà trường.
- Cơ sở vật chất: Nhà trường đã đáp ứng cơ bản được các nhu cầu về CSVC cho công tác giáo dục toàn diện học sinh. CSVC được quản lí, khai thác và sử dụng khá hiệu quả
- Giảm tỉ lệ học sinh có học lực yếu kém (chưa đạt) thực chất xuống dưới 5%; chất lượng công tác học sinh giỏi đầu tư ưu tiên theo thế mạnh của nhà trường để tiếp tục khẳng định vị thế và từng bước nâng lên, nằm trong top đầu của quận. Chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường không ngừng được nâng lên, tỉ lệ học sinh thi đỗ vào lớp 10 THPT hệ Quốc lập hàng năm ổn định, đạt từ 96% trở lên/tổng số học sinh dự thi. Đẩy mạnh công tác tư vấn, phân luồng phù hợp, hiệu quả cho học lớp 9 sau tốt nghiệp THCS.
- Học sinh nhà trường sau khi đủ điều kiện để tốt nghiệp THCS cơ bản sẽ hình thành các phẩm chất và được rèn luyện để có thể vận dụng được các năng lực: Tự chủ và tự học; năng lực thể chất; năng lực thẩm mỹ; năng lực tin học; năng lực công nghệ; năng lực khoa học; năng lực toán học; năng lực ngôn ngữ; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợp tác vảo trong cuộc sống cũng như định hướng về nghề nghiệp, hướng đi của các em trong tương lai. Định hướng và gợi mở những năng lực vượt trội của học sinh để các em có sự tự tin, tiếp tục trau dồi, rèn luyện sau này để có cơ hội thành công trong tương lai.
- Phụ huynh học sinh nhiệt tình, tin tưởng sự lãnh đạo của nhà trường, tích cực ủng hộ các chủ trương và hoạt động của nhà trường
2.2.2. Điểm yếu:
- Trước sự thay đổi của giáo dục đào tạo đòi hỏi nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện “coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp”, yêu cầu về đội ngũ cán bộ giáo viên phải chuẩn hóa, có chất lượng cao để thực hiện được mục tiêu trên. Tuy nhiên hiện nay đội ngũ giáo viên nhà trường vẫn chưa thể đáp ứng được đòi hỏi này, hầu hết các tổ đều xuất hiện giáo viên còn có năng lực giảng dạy chưa tốt. Đội ngũ giáo viên nhà trường còn mất cân đối chưa đồng bộ về cơ cấu. Trình độ sử dụng thiết bị dạy và học và ứng dụng CNTT của giáo viên còn chưa thực sự tốt và đồng đều, một bộ phận nhỏ giáo viên chưa nắm bắt kịp yêu cầu đổi mới giáo dục đào tạo.
- Cơ sở vật chất phục vụ dạy và học tuy đã được tăng cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu mới đổi mới giáo dục hiện nay. Đồ dùng thực hành thí nghiệm còn thiếu, chất lượng không cao.
- Điểm yếu của nhà trường còn nằm ở phía học sinh, thực tế cho thấy không chỉ riêng học sinh nhà trường mà học sinh của các trường trong thành phố, các em thường chỉ chú trọng việc học kiến thức để thi cử, việc trang bị về kỹ năng sống, kỹ năng thực hành, về ngoại ngữ và tin học còn rất hạn chế. Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng tiêu cực của cơ chế thị trường đã và đang tác động hàng ngày đến các em. Điều này sẽ gây khó khăn lớn cho các nhà trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo yêu cầu của đổi mới giáo dục.
3. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG.
3.1. Quy mô số lớp, số học sinh toàn trường năm học 2023 - 2024
* Học sinh
STT Khối lớp Sĩ số Số học sinh Diễn giải số học sinh các lớp
Lớp A1 Lớp A2 Lớp A3 Lớp A4 Lớp A5 Lớp A6
1 Khối 6 305 06 59 56 52 52 41 45
3 Khối 7 232 05 52 45 47 45 43
3 Khối 8 199 05 44 37 42 36 40
4 Khối 9 254 05 51 47 53 52 51
Tổng 990
3.2. Bố trí phòng học, phòng học bộ môn và các phòng chức năng:
- Diện tích: 4.747 mét vuông; tổng số phòng: 30
Trong đó:
Phòng số HT 14 15 4 3 2 17 18 19 20 21
Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 6A5 6A6 7A1 7A2 7A3 7A4 7A5
Phòng số 9 7 8 6 5 10 11 13 16 12
Lớp 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5 9A1 9A2 9A3 9A4 9A5
- Các phòng học, phòng bộ môn có đủ hệ thống bảng trượt, ti vi 65 inch, máy vi tính, loa được kết nối internet. Các phòng chức năng có đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho công tác quản lý, dạy và học. Lắp đặt hệ thống camera phía cổng trường và tường bao giáp đường giao thông để tăng cường an ninh, an toàn trường học.
- Khu nhà vệ sinh của GV và HS sạch sẽ, đáp ứng yêu cầu sử dụng.
- Hệ thống cây xanh thường xuyên được chăm sóc, tu bổ.
4. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC.
* Đối với học sinh lớp 6,7,8: Thực hiện theo CTGDPT 2018, đánh giá. Xếp loại học sinh theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GD&ĐT về Quy chế đánh giá học sinh THCS và THPT.
* Đối với các lớp 9: Thực hiện theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
5. ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP.
* Khối 6,7,8:
5.1. Đặc điểm tình hình: Số lớp 15; số học sinh:
5.2. Tình hình đội ngũ: Phân công phụ trách HĐTN-HN gồm BLĐ, GV CN, GV bộ mộn, cán bộ Đoàn, Đội, cán bộ tư vấn tam lí học đường, các tổ chức chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân trong xã hội, phụ huynh HS;
100% đạt chuẩn nghề nghiệp .
5.3. Thiết bị giáo dục: Trình bày cụ thể các thiết bị giáo dục có thể sử dụng dạy học.
STT Thiết bị giáo dục Số lượng Các bài thực hành / thí nghiệm Ghi chú
1 Bộ tranh về nhóm nghề cơ bản 01/4-6HS
2 Video về nhóm nhành, an toàn lao động nghề nghiệp, văn hóa ứng xử công cộng. 8 bộ/ GV
3 Bộ dụng cụ vệ sinh trường học 05 bộ/ trường
4 Bộ dụng cụ vệ sinh lớp học 02 bộ/ lớp
5 Bộ dụng cụ chăm sóc cây 05 bộ/ trường
5.4. Phòng học bộ môn/phòng thí nghiệm/phòng đa năng/sân chơi, bãi tập (Trình bày cụ thể các phòng thí nghiệm/phòng bộ môn/phòng đa năng/sân chơi/bãi tập có thể sử dụng để tổ chức dạy học môn học/hoạt động giáo dục)
STT Tên phòng Số lượng Phạm vi và nội dung sử dụng Ghi chú
1 Phòng đa năng 0
2 Sân thể thao 01 Tổ chức các HĐ cần không gian rộng, ngoài trời
5.5. Kế hoạch giáo dục
5.3.1. Tổng thời lượng thực hiện chương trình dành cho. HĐTN, HN là 3 tiết/ tuần tổng thời lượng 105 tiết/năm học.
Thời lượng được thực hiện các hoạt động được phân bổ theo tỷ lệ 4 mạch nội dung hoạt động theo tỷ lệ qui định như sau.
STT Nội dung hoạt động Khối 6,7,8 Tổng số tiết
1 Hoạt động hướng vào bản thân 40% 42
2 Hoạt động hướng đến xã hội 25% 26
3 Hoạt động hướng tới tự nhiên 15% 16
4 Hoạt động hướng nghiệp 20% 21
5.6.Thời lượng
Khối
Học kì
Số tuần
Số tiết/tuần Số điểm
Đánh giá thường xuyên Đánh giá giữa kỳ Đánh giá cuối kỳ
Khối 6
I
18 54 tiết
(SHDC: 9 tiết + GDTCĐ: 35 tiết + SHL: 9 tiết + KTĐG: 2 tiết)
2
1
1
II
17 51 tiết
(SHDC: 8 tiết + GDTCĐ: 33 tiết + SHL: 8 tiết + KTĐG: 2 tiết)
2
1
1
Khối 7 I 18 54 tiết
(SHDC: 9 tiết + GDTCĐ: 34 tiết + SHL: 9 tiết + KTĐG: 2 tiết)
2
1
1
II 17 51 tiết
(SHDC: 8 tiết + GDTCĐ: 33 tiết + SHL: 8 tiết + KTĐG: 2 tiết)
2
1
1
Khối 8 I 18 54 tiết
(SHDC: 9 tiết + GDTCĐ: 34 tiết + SHL: 9 tiết + KTĐG: 2 tiết)
2
1
1
II 17 51 tiết
(SHDC: 8 tiết + GDTCĐ: 33 tiết + SHL: 8 tiết + KTĐG: 2 tiết)
2
1
1
5.7. Ma trận yêu cầu cần đạt và loại hình hoạt động chương trình.
Mạch nội dung hoạt động Hoạt động Nội dung hoạt động
Hoạt động theo chủ đề Sinh hoạt lớp
Sinh hoạt dưới cờ
Ngoài giờ chính khóa
Trải nghiệm thường xuyên Trải nghiệm định kỳ/ HK Câu lạc bộ
Hoạt động hướng vào bản thân
Hoạt đồng khám phá bản thân
-Tìm hiểu hình ảnh và tính cách của bản thân * *
-Tìm hiểu khả năng của bản thân * * *
Hoạt động rèn luyện bản thân - Rèn luyện nề nếp, thói quen tự phục vụ và ý thức trách nhiệm trong cuộc sống * * * *
-Rèn luyện các kĩ năng thích ứng với cuộc sống * * * * *
Hoạt động hướng đến xã hội Hoạt động chăm sóc gia đình - Quan tâm, chăm sóc người thân vả các quan hệ trong gia đình * *
-Tham gia các công việc của gia đình *
Hoạt động xây dựng nhà trường - Xây dựng và phát triển quan hệ với bạn bè và thầy cô. * * * *
- Tham gia xây dựng và phát huy truyền thống củ nhà trường và của tổ chức Đoàn Đội * * * * *
Hoạt động xây dựng công đồng - Xây dựng và phát triển mối quan hệ với mọi người * * * *
- Tham gia các HĐXH, HĐGD truyền thống, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp luật * * *
Hoạt động hướng đến tự nhiên Hoạt động tìm hiểu bảo tồn cảnh quan tự nhiên - Khám phá vẻ đẹp ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên. * *
- Tham gia bảo tồn cảnh quan thiên nhiên *
Hoạt động tìm hiểu và bảo vệ môi trường - Tìm hiểu thực trạng môi trường * *
- Tham gia bảo vệ môi trường * *
Hoạt động hướng nghiệp Hoạt đông tìm hiểu nghề nghiệp - Tìm hiểu ý nghĩa và đặc điểm và yêu cầu của nghề. * * * *
- Tìm hiểu yêu cầu về an toàn sức khỏe nghề nghiệp * * * * *
- Tìm hiểu thị trường lao động * * * *
Hoạt động rèn luyện phẩm chất, năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp - Tự đánh giá sự phù hợp của bản thân với định hướng nghề nghiệp. * * * *
- Rèn luyện phẩm chất và năng lực phù hợp với định hướng nghề nghiệp. * * * *
Hoạt động lựa chọn hướng nghề nghiệp và lập kế hoạch học tập định hướng nghề nghiệp. - Tìm hiểu hệ thống trường….và cơ sở GDNN của đại phương * * * * *
- Tham vấn ý kiến của thầy cô, người thân và chuyên gia về định hướng nghề nghiệp. * * *
- Lựa chọn cơ sở đào tạo trong tương lai và lập kế hoạch học tập phù hợp với định hướng nghề nghiệp. * * *
Tổng số 105 tiết
Diễn giải 18 19 15 14 6
Trong đó: SHCĐ 18+ 19 + 15+ 14 = 66 tiết; SHL = 15 tiết + 3 tiết CLB = 18 tiết
SH DC= 14 tiết + 3 tiết CLB = 17 tiết
KTGHKI + HK I= 2 tiết;
KTGHKII + HK II= 2 tiết;
5.8. Yêu cầu cần đạt của chương trình HĐTN- HN lớp 6.
HỌC KÌ I
Chủ đề Số tiết Yêu cầu cần đạt Loại hình tổ chức hoạt động Tuần/ tiết GV phụ trách Kiểm tra đánh giá
Loại hình tổ chức Số tiết loại hình Nội dung tổ chức theo loại hình
1. Nhận ra được sự thay đổi tích cực của bản thân, giới thiệu được đức tính đặc trưng của bản thân.
( 2 tiết)
2. Phát hiện được sở thích, khả năng và những giá trị khác của bản thân; tự tin với sở thích, khả năng của mình.
( 3 tiết)
Sinh hoạt dưới cờ 4 tiết - GV được phân công
Sinh hoạt lớp 4 tiết *Chào năm học mới
Tuần 1/
1 tiết
Lưu ý ở tuần mấy
Sinh hoạt theo chủ đề
(Trải nghiệm thường xuyên 4 tiết * Tìm hiểu hình ảnh và tính cách của bản thân
Tuần 1/ 1 tiết GV được phân công (GV GdKt&PL hoặc giáo GVCN)
*Lưu ý: Phối hợp với cha mẹ học sinh trong việc suy trì và dánh giá mức độ thực hiện tại gia đình Tuần 9 KT giữa kì
Lưu ý; Đánh Gía thông qua sản phẩm hoạt động của HS
,Tuần 18 HK I
Sinh hoạt theo chủ đề
( Trải nghiệm định kì) 6 tiết Lưu ý; Đánh Gía thông qua sản phẩm hoạt động của HS; hồ sơ học tập của HS
- Câu lạc bộ
(Ngoài giờ chính khóa
Ví dụ: Buổi chiều) bám vào ma trận YCCĐ ở trên
bám vào ma trận YCCĐ ở trên
Nhà trường KT giữa HK II Tuần 26
3. Sắp xếp được góc học tập, nơi sinh hoạt cá nhân gọn gàng ngăn nắp. ( 2 tiết)
4. Biết chăm sóc bản thân và điều chỉnh bản thân phù hợp môi trường học tạp mới, phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
( 2 tiết)
5. Nhận biết được những dấu hiệu của thiên tai và biết cách tự bảo vệ trong tình huống thiên tai cụ thể. ( 2 tiết)
6. Xác định được những khoản thu chi ưu tiên khi số tiền của mình ( 2 tiết) bám vào ma trận YCCĐ ở trên
bám vào ma trận YCCĐ ở trên
bám vào ma trận YCCĐ ở trên
Nhà trường Nhà trường Lưu ý; Đánh Gía thông qua sản phẩm hoạt động của HS
7. Thể hiện đượck sự động viên, chăm sóc người thân tromng gia đình bằng lời nói và hành động cụ thể.
( 1 tiết)
8. Thể hiện được sự chủ động , tư giác thực hiện một số công việc trong gia đình. ( 1 tiết)
9. Biết tham gia giải quyết một số vấn đề nảy sinh trong quan hệ gia đình. ( 1 tiết) KT HKII Tuần 34
10. Thiết lập được mối quan hệ với bạn, thầy cô và biết giữu gìn tình bạn, tình thầy trò. ( 2 tiết)
11. Xác định và giải quyết được một số vấn đề nảy sinh trong bạn bè. ( 2 tiết)
1. Giới thiệu được nét nổi của nhà trường và chủ động tham gia xây dựng truyền thống nhà trường. ( 2 tiết)
12. Tham gia hoạt độngu giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ chí Minh, của nhà trường. ( 3 tiết) Lưu ý; Đánh Gía thông qua sản phẩm hoạt động của HS; hồ sơ học tập của HS
13. Thiết lập được các mối quan hệ với cộng đồng, thể hiện được sự sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn. ( 5 tiết)
14. Thể hiện được hành vi văn hóa nơi công cộng. ( 1 tiết)
14.2. Lập và thực hiện được kế hoạch hoạt động thiện nguyện tại địa phương; biết vận động người thân và bạn bè tham gia các hoạt động thiện ( 2 tiết)
nguyện ở nơi cư trú.
14.3. Giới thiệu một số truyền thống của địa phương.
( 3 tiết)
17. Thể hiện được cảm xúc, hứng thú với khám phá cảnh quan thiên nhiên.
( 2 tiết)
18. Thể hiện được những việc làm cụ thể để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên (1 tiết)
19. Chỉ ra được những tác độngu của biến đổi khí hậu đến sức khỏe con người.(2 tiết)
20. Tuyên truyền, vận động người thân, bạn bè có ý thức thực hiện các việc làm giảm thiểu biến đổi khí hậu. (1 tiết)
21. Vận động người thân, bạn bè không sử dụng các đồ dùng cói nguốn gốc từ những động vật quí hiếm.(1 tiết)
22.Tìm hiểu được một số nghề truyền thống ở Việt Nam (5 tiết)
23. Nêu được hoạt động đặc trưng, những yêu cầu cơ bản. Trang thiết bị, dụng cụ lao động của các nghề truyền thống.(5 tiết)
24. Nhận biết được một số đặc điểm của bản thân phù hợp hoặc hoặc chưa phù hợp với công việc của nghề truyền thống.
( 5 tiết)
25. Nhận biết được về an toàn sử dụng công cụ lao động trong các nghề truyền thống.( 5 tiết)
26. Nhận diện được giá trị của các nghề trong xã hội và có thái độ tôn trọng đối với lao động nghề nghiệp khác nhau
( 4 tiết)
.KHỐI 7
Chủ đề Số tiết Yêu cầu cần đạt Loại hình tổ chức hoạt động Tuần/ tiết GV phụ trách
Loại hình tổ chức Số tiết loại hình Nội dung tổ chức theo loại hình
1. Nhận diện được điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân trong học tập và cuộc sống. ( 2 tiết)
2. Nhận ra được khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân.( 3 tiết) bám vào ma trận YCCĐ ở trên
bám vào ma trận YCCĐ ở trên
bám vào ma trận YCCĐ ở trên
Nhà trường Nhà trường
3. Thể hiện được thói quen ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ ở gia đình cũng như ở trường
4. Biết cách vượt qua khó khăn trong một số tình huống cụ thể.
.... Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
5. Rèn luyện được tính kiên trì , sự chăm chỉ trong công việc... Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên.
6. Xác định được một số tình huống nguy hiểm và biết cách tự bảo vệ trong các tình huống đó.... Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
7. Biết kiểm soát các khoản chi và biết tiết kiệm tiền....
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
8. Bước đầu có kĩ năng chăm sóc người thân khi bị mệt, ốm.
.... Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
9.Thể hiện được sự lắng nghe tích cực khi tiếp nhận những ý kiến đóng góp và sự chia sẻ từ các thành viên trong gia đình. Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
10. Lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch lao độngu tại gia đình
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
11. Lập kế hoạch chi tiêu cho một số sự kiện trong gia đình phù hợp với lứa tuổi.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trê
12. Phát triển được mối quan hệ hòa đồng với bạn bè, thầy cô và hài lòng về các mối quan hệ này. Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
12. Hợp tác được với thầu cô. Bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ chung và giải quyết được những vấn đề nảy sinh
. Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
14. Giới thiệu được những nét nổi bật, tự bảo vệ nhà trường. Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
15.Tham gia các hoạt động giáo dục theo chủ đề của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, của nhà trường
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên.
16.Thể hiện được hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
17. Tôn trọng sự khác biệt giữa mọi người. Không đồng tình với những hành vi kì thị về giới tính, dân tộc , địa vị xã hội
. Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
18. Tham gia các hoạt động thiện nguyện, nhân đạo và vận động người thân, bạn bè tham gia.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
19. Giới thiệu được những truyền thống đáng tự hào của địa phương mình.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
20. Thiết kế được một số sản phẩm thể hiện sự hieeeur biết, cảm xúc của bản thân sau chuyến tham quan cảnh quan thiên nhiên.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
21. Thực hiện được các hành vi, việc làm bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh tại những nơi đến tham quan.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
22. Tìm hiểu được ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
23. Thực hiện được chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường thiên nhiên, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính bằng các hình thức khác nhau.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
24. Xác định được một số nghề có ở địa phương.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
25. Nêu được công việc đặc trưng, trang thiết bị, dụng cụ lao động cơ bản của một số nghề ơt đại phương.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
26. Nêu được những phẩm chất và năng lực cần có của người làm các nghề ở địa phương.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
27 Chỉ ra được một số phẩm chất và năng lực của bản thân phù hợp với một số yêu cầu của một số nghề ở địa phương.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
28. Nhận diện được những nguy hiểm có thể xẩy ra và cách giữu an toàn khi làm những nghề ở địa phương.
Mấy tiết bám vào ma trận YCCĐ ở trên
KHỐI 8
5.9. Đánh giá định kì
Bài kiểm tra, đánh giá Thời gian
(1) Thời điểm
(2) Yêu cầu cần đạt
(3) Hình thức
(4)
Giữa học kì I Trong tuần 9,10 Đáp ứng yêu cầu cần đạt của các chủ đề đã học trong học kì Sản phẩm hoạt động, hồ sơ học tập của HS
Bảng kiểm và phiếu đánh giá theo tiêu chí
Cuồi học kì I Trong tuần 17 Đáp ứng yêu cầu cần đạt của chủ đề trong học kì 1 Sản phẩm hoạt động, hồ sơ học tập của HS
Bảng kiểm và phiếu đánh giá theo tiêu chí
Giữa học kì II Trong tuần 26 Đáp ứng yêu cầu cần đạt của các chủ đề trong học kì 56 Sản phẩm hoạt động, hồ sơ học tập của HS
Bảng kiểm và phiếu đánh giá theo tiêu chí
Cuối Học kì II Trong tuần 34 Đáp ứng yêu cầu cần đạt của chủ đề trong học kì 2 Sản phẩm hoạt động của HS
Bảng kiểm và phiếu đánh giá theo tiêu chí
Lưu ý: Căn cứ vào kế hoach thời gian thực hiện chương trình, Ban lãnh đạo, Tổ nhóm CM, GV xây dựng Kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, Kế hoạch dạy học và Kế hoach tổ chức các hoạt động giáo dục tham khảo phụ lục I,II theo Công văn sỗ 5512/ BGDDT- GDTrH, đánh giá kết quả Hoạt động TNHN bám sát vào Thông tư số 22/2021/TT- BGDĐT ngày 20/7/2021 (căn cứ vào Ma trận yêu cầu cần đạt và loại hình hoạt động chương trình nội dung hoạt động diễn ra bắt đầu bằng các hoạt động từ ở trên được cụ thể hóa thành yêu cầu cần đạt phù hợp với HS lớp 6,7 bán sát vào chương trình Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong Thông tư số 32/ 2018/TT- BGDĐT ngày 26/12/2018 ngày của Bộ GDĐT) để thực hiện đúng quy định.
*Đối với khối 9: Mỗi tuần thực hiện 01 tiết chào cờ vào sáng thứ hai hàng tuần và một tiết sinh hoạt cuối tuần tổng cộng 70 tiết/năm học; Số tiết còn lại nhà trường tổ chức dạy học trải nghiệm theo chủ điểm từng tháng:
+ Tháng 9/2023: Chủ đề “An toàn giao thông và phòng chống ma túy học đường”.
+ Tháng 10/2023: Trường em sạch đẹp, an toàn.
+ Tháng 11/2023: Tôn sư trọng đạo. Phát hành, trao thưởng xổ số học tập.
+ Tháng 12/2023: Chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”. Tổ chức cho cán bộ, giáo viên, học sinh viếng đền liệt sĩ quận, nghe đại diện hội cựu chiến binh nói chuyện về truyền thống ngày quốc phòng toàn dân, nghe một số mẫu chuyện về cuộc kháng chiến chống mỹ cứu nước.
+ Tháng 1+2/2024: Chủ đề: Mùa xuân. Hình thức tổ chức: Học sinh các lớp tìm hiểu, hát múa về chủ đề mùa xuân.
+ Tháng 3/2024: Tiến bước lên Đoàn. Tổ chức học lớp cảm tình đoàn, kết nạp đoàn viên mới, tham gia các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
+ Tháng 4/2024: Chủ đề “Ngày hội đọc sách”. Hình thức tổ chức: Thi kể chuyện theo sách, thi xếp sách theo mô hình.
+ Tháng 5/2024: Tổ chức 01 buổi hướng nghiệp phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS.
* Hoạt động trải nghiệm của học sinh khối 6, 7, 8, 9 (khối 9 là tích hợp lồng ghép) được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, tổ chức trò chơi, diễn đàn, tham quan, dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, TDTT, tổ chức các ngày hội…. theo khối lớp phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường.
- Tổ chức tốt cho việc học sinh trải nghiệm ngay trong nhà trường (thông qua các buổi tuyên truyền về phòng chống đuối nước, giáo dục giới tính, phòng chống tác hại thuốc lá, bạo lực học đường….) và tại địa phương (tham quan, chăm sóc Đền liệt sỹ quận Hồng Bàng…). Học sinh có bài thu hoạch sau khi đi được trải nghiệm.
- Tổ chức dạy học tích hợp: Đầu năm học nhà trường chỉ đạo tổ nhóm chuyên môn xây dựng các chủ đề dạy học tích hợp, chỉ đạo việc dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.
8. ĐỊNH HƯỚNG THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG.
* Đối với khối 9 : Nhà trường chỉ đạo giáo viên các môn Lịch sử, Địa lý, Ngữ Văn, Giáo dục công dân xây dựng các chuyên đề tích hợp liên môn về giáo dục địa phương và tổ chức dạy học tích hợp liên môn theo hình thức hoạt động trải nghiệm.
* Đối với khối 6,7,8 : Môn học Giáo dục địa phương là môn học bắt buộc, được xếp vào thời khóa biểu chính khóa với thời lượng 35 tiết/ năm học trong đó:
+ 31 tiết dạy học các chủ đề
+ 04 tiết kiểm tra đánh giá định kì.
Danh sách GV phân công giảng dạy
Nhà trường phân công giáo viên dạy và thực hiện chương trình đúng theo quy định của Sở GD&ĐT, cụ thể:
KHỐI 6.
Lĩnh vực Tuần Tiết Chủ đề/ nội dung GV bộ môn thực hiện giảng dạy Hình thức tổ chức dạy học
Văn hóa, lịch sử truyền thống
1,2,3,4 04 Chủ đề 1: Vùng đất Hải Phòng từ thời nguyên thủy đến thế kỉ X GV được phân công Tại lớp; Tại thực địa; Tại bảo tàng.
5,6,7,8 04 Chủ đề 2: Nữ tướng Lê Chân và Đức vương Ngô Quyền
9 01 Kiểm tra giữa học kỳ I
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
10,11,12,13 04 Chủ đề 3: Truyện cổ dân gian Tại lớp/ Tại thực địa
Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp
14,15,16 03 Chủ đề 4: Bản đồ hành chính và các đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng
17 01 Kiểm tra cuối học kỳ I
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
18, 19,20,21 04
Chủ đề 5: Địa lí tự nhiên Hải Phòng
Tại lớp/ Tại thực địa
22, 23,24,25. 04 Chủ đề 6: Biển đảo quê hương
26 01 Kiểm tra giữa học kỳ II
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
27,28,29,
30. 04 Chủ đề 7: Nghề truyền thống ở Hải Phòng Tại lớp/
Tại làng nghề.
Chính trị- xã hội, môi trường
31,32,33,
34. 04 Chủ đề 8: Truyền thống tốt đẹp của gia đình dòng họ ở Hải Phòng. Tại lớp/Tại thực địa.
35. 01 Kiểm tra cuối học kỳ II
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
KHỐI 7.
Lĩnh vực Tuần Tiết Chủ đề/nội dung GV bộ môn thực hiện giảng dạy Hình thức tổ chức dạy học
1,2,3,4 04 Chủ đề 1: Vùng đất Hải Phòng từ thời Lê sơ GV được phân công
5,6,7,8 04 Chủ đề 2: Vùng đất Hải Phòng thời Lê sơ, từ năm 1427 đến năm 1527. Tại lớp, tại bảo tàng, tại di tích lịch sử.
9 01 Kiểm tra giữa học kỳ I
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
Văn hóa, lịch sử truyền thống 10,11,12,
13 04 Chủ đề 3: Tục ngữ, ca dao Hải Phòng Tại lớp
Chính trị- xã hội, môi trường
14,15,16,
17. 04 Chủ đề 4: Bảo tồn di sản văn hóa Hải Phòng
Tại lớp/ Tại bảo tàng/ Tại thực địa
18. 01 Kiểm tra học học kỳ I
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
Văn hóa, lịch sử truyền thống 19,20,21,
22, 04 Chủ đề 5: Nghệ thuật Hát Đúm quận Hồng Bàng Hải phòng
GV môn Âm nhạc
Tại lớp/ Tại thực địa
23,24,25 03 Chủ đề 6: Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn Tại lớp
26 01 Kiểm tra giữa học kỳ II
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
Văn hóa, lịch sử truyền thống 27,28,29,
30 04 Chủ đề 7: Đặc sản ẩm thực Hải Phòng Tại lớp
Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp
31,32,33,34 04 Chủ đề 8. Du lịch Hải Phòng Tại lớp/ Tại thực địa...
35. 01 Kiểm tra cuối học kỳ II
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
KHỐI 8.
Lĩnh vực Tuần Tiết Chủ đề/nội dung GV bộ môn thực hiện giảng dạy Hình thức tổ chức dạy học
1,2,3,4 04 Chủ đề 1. Vùng đất Hải Phòng từ năm 1527 đến năm 1802 GV đã được phân công
5,6,7 03 Chủ đề 2. Vùng đất Hải Phòng từ năm 1802 đến 1888
Tại lớp, tại bảo tàng, tại di tích lịch sử.
8 01 Chủ đề 3. Hải Phòng từ năm 1888 đến 1918
9 01 Kiểm tra giữa học kỳ I
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
Văn hóa, lịch sử truyền thống 10,11,12 03 Chủ đề 3. Hải Phòng từ năm 1888 đến 1918
Tại lớp
13,14,15,16 04 Chủ đề 4. Âm nhạc truyền thống Hải Phòng. Tìm hiểu về Ca trù Đông Môn.
Chính trị- xã hội, môi trường
17 01 Kiểm tra cuối Kì I
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT. Tại lớp/ Tại bảo tàng/ Tại thực địa
18. 01 Chủ đề 5. Múa rối cạn Bảo Hà
Văn hóa, lịch sử truyền thống 19,20,21 03 Chủ đề 5. Múa rối cạn Bảo Hà GV môn Âm nhạc Tại lớp/ Tại thực địa
22,23,24,25 04 Chủ đề 6. Thơ nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm Tại lớp
26 01 Kiểm tra giữa học kỳ II
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
Văn hóa, lịch sử truyền thống 27,28,29,
30 04 Chủ đề 7. Phòng chống đuối nước cho học sinh Hải Phòng Tại lớp
Địa lí, kinh tế, hướng nghiệp
31,32,33,35 04 Chủ đề 8. Bảo vệ môi trường và tài nguyên biển khu vực Hải Phòng Tại lớp/ Tại thực địa...
34 01 Kiểm tra cuối học kỳ II
Lưu ý:
- Bài kiểm tra trên giấy hoặc máy tính, Sản phẩm học tập, bài thực hành, dự án, khuyến kích học sinh thực hiện kiểm tra, đánh giá định kì thông qua bài thực hành, dự án;
- Thời gian kiểm tra trên giấy hoặc trên máy tính 45 phút
- Bài kiểm tra đánh giá bằng nhận xét, thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của chủ đề, Thông tư 22; Công văn số 2756/ GDTH- Sở GDDT.
III. THỰC HIỆN NỘI DUNG DẠY HỌC LỒNG GHÉP GDQPAN .
Căn cứ vào công văn 2774/SGDĐT- GDTrH, ngày 31/8/2002 của Sở GDĐT nhà trường yêu cầu các khối, lớp thực hiện nội dung sau :
Các tổ nhóm chuyên môn căn cứ vào mục tiêu và nội dung cụ thể từng bài học có trong chương trình để lựu chọn nội dung lồng ghép phù hợp đảm bảo cho học sinh hình thành hiểu biết ban đầu về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, về lực lượng vũ trang nhân dân ; có ý thức kỷ luật, tinh thàn đoàn kết, yêu tổ quốc, yêu đồng bào.
Đối với lớp 6,7,8. Thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các bài trong môn học : Ngữ văn, Giáo dục công dân, Lịch sử và Đại lí, Nghệ thuật (nội dung Âm nhạc, Mĩ thuật), Nội dung giáo dục địa phương, Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp.
Đối với lớp 9. Xây dựng chương trình nhà trường lồng ghép nội dụng GDQPAN thông qua các môn học trong chương trình căn cứ vào Thông tư số 01/2017/TT-BGDĐT ngày 13/01/2017 của Bộ GDĐT hướng dẫn giáo dục quốc phòng an ninh trong trường TH và THCS.
IV. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Mục tiêu chung
- Đổi mới công tác quản lý; Xây dựng, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên; Lấy đổi mới căn bản phương pháp dạy và học theo hướng tích cực, phát triển năng lực cá nhân và phẩm chất người học làm cốt lõi. Xây dựng trường THCS Hùng Vương trở thành một trường học hạnh phúc
- Tiếp tục chấn chỉnh, kiện toàn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, hoạt động dạy học của giáo viên. Nêu cao ý thức tự học, tự rèn để hoàn thiện năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy - học; đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh với mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực của người học; tổ chức các hoạt động, mô hình giáo dục sáng tạo, đẩy mạnh hoạt động học sinh nghiên cứu khoa học, giáo dục STEM và hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp trong nhà trường. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng chất lượng công tác HSG và chất lượng thi vào lớp 10 THPT. Đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở.
- Quan tâm đúng mức và tạo sự chuyển biến rõ nét trong hoạt động giáo dục đạo đức, hạnh kiểm, kỹ năng, ý thức tự rèn luyện của học sinh làm cho hoạt động giáo dục tiếp tục chuyển biến theo hướng dạy thật – học thật, vươn tới mục tiêu dạy tốt - học tốt.
- Tăng cường nề nếp, kỷ cương, dân chủ trong nhà trường; xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh; phòng, chống bạo lực học đường; quan tâm giáo dục phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, thực hiện hiệu quả dạy học phân hóa.
- Tiếp tục chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch chương trình nhà trường.
- Đẩy mạnh sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên môn trong các nhà trường; tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục, sử dụng 100% hồ sơ điện tử, sổ điểm điện tử, học bạ điện tử để nâng cao hiệu quả công tác quản lí giáo dục; thực hiện nhập số liệu, khai thác, sử dụng thống nhất dữ liệu toàn ngành về trường, lớp, học sinh, giáo viên, trường chuẩn quốc gia và các thông tin khác trong quản lí, báo cáo.
- Tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường theo hướng đồng bộ, hoàn chỉnh, hiện đại, đáp ứng nhu cầu dạy và học nhằm nâng cao giá trị, thương hiệu, uy tín của nhà trường.
- Thực hiện 3 công khai trong giáo dục: Tập huấn, đào tạo đội ngũ giáo viên. Công khai đội ngũ, công khai tài chính, công khai CSVC và các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục, công khai chất lượng giáo dục, công khai các khoản đóng góp thu nộp, các khoản thu nộp của học sinh sẽ được bộ phận thủ quỹ, kế toán trực tiếp thu không qua đội ngũ giáo viên chủ nhiệm; Kiểm tra đánh giá năng lực giáo viên;
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông về GD&ĐT.
- Thực hiện tốt công tác thi đua, khen thưởng đối với giáo viên và học sinh theo quy định.
- Đổi mới nội dung, hình thức bồi dưỡng giáo viên theo hướng thiết thực, hiệu quả, chất lượng và đảm bảo đúng tiến độ đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Tăng cường chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả các kỳ thi hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu cụ thể
- Ổn định và nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn giao thoa giữa chương trình hiện hành và chương trình GDPT 2018. Triển khai thành công chương trình Giáo dục phổ thông 2018 trên tinh thần đổi mới toàn diện từ tư duy đến hành động, từ quản lý đến đội ngũ giáo viên, nhân viên. Đảm bảo ổn định và nâng cao hiệu quả giáo dục đối với khối 8,9.
- Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp, theo luật công chức viên chức và các cuộc vận động và tiêu chí thi đua của nhà trường. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp được nâng cao.
- Nâng cao chất lượng giáo dục đại trà hai mặt học lực và hạnh kiểm của nhà trường:
2.1. Đối với học sinh lớp 6, 7,8: Thực hiện theo CTGDPT 2018, đánh giá. Xếp loại học sinh theo Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GD&ĐT về Quy chế đánh giá học sinh THCS và THPT.
2.2. Đối với các lớp 9: Thực hiện theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 về sửa đổi bổ sung một số điều của qui chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
2.3. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà.
- Chỉ tiêu đối với các lớp 6,7,8,9
+ Hạnh kiểm: Tốt: 85%; Khá: 15%; TB: 00%
+ Học lực: Giỏi: 20%; Khá: 55%; TB, Yếu: 25%.
- 100% học sinh hoàn thành chương trình giáo dục cấp THCS;
- Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT (gồm cả công lập và ngoài công lập) đạt trên 95%, học nghề đạt trên dưới 05%.
- Điểm trương bình các bài thi vào lớp 10 THPT công lập đạt, vượt chỉ tiêu giao quận.
- Đảm bảo 100% học sinh trong độ tuổi ra lớp, không có học sinh bỏ học giữa chừng. Phấn đấu không có HS bỏ học. Tỉ lệ huy động đạt 100%; tỉ lệ hiệu quả đạt 95% trở lên, PCGD trung học cơ sở đạt mức 3.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Tổ chức được tối thiểu 02 hoạt động GDKNS/năm học, đảm bảo 100% học sinh được nhà trường hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu. Có kế hoạch phối hợp với Trung tâm được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động, nội dung được Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt; được Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đồng ý cho triển khai, sự ủng hộ, đồng thuận của phụ huynh học sinh.
- Tỷ lệ học sinh sau tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT (gồm cả công lập và ngoài công lập) đạt trên 95%, học nghề đạt trên dưới 05%.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: Huy động từ trên 85% học sinh tham gia và đạt kết quả khá, tốt.
5. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém.
5.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém một cách chi tiết và phân công đội ngũ giảng dạy có kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như phụ đạo học sinh yếu thực hiện xen kẽ vào các chiều thứ 3,6,7 hàng tuần, cụ thể phân công như sau:
PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN DẠY BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
Stt Họ và tên giáo viên Môn dạy Ghi chú
1. Trần Thanh Hải
Phạm Thị Hạnh Toán 9 Thời gian bồi dưỡng vào các buổi chiều thứ 3 hàng tuần
2. Nguyễn Thị Tâm Tâm
Trần Thị Cúc
Bùi Thanh Huệ Toán 8
3. Nguyễn Thị Thu Phương
Trần Thanh Hải Toán MT cầm tay lớp 9
4. Nguyễn Thị Tâm Tâm
Trần Thị Cúc
Bùi Thanh Huệ Toán TA lớp 8
5. Trần Công Long Lý 9
6. Phạm Thị Hồng Hạnh Sinh 9
7. Đoàn Thị Thu Thảo Công nghệ
8. Đỗ Thị Tho Hóa 9
9. Phạm Thị Thúy Mai Lập trình Pascal
10. Đỗ Thị Tho; Trần Công Long
Phạm Thị Hồng Hạnh Các môn KHTN
11. Đỗ Thanh Tuấn Thể Dục
12. Nguyễn Hiền Lương; Phạm Thị Ngọt
Vũ Thị Liên Ngữ Văn 9 Thời gian bồi dưỡng vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần
13. Phạm Thị Thúy Hạnh
Nguyễn Hiền Lương
Nguyễn Thị Minh Thảo Ngữ Văn 8
14. Đặng Thị Thơm Lịch Sử 9
15. Trần Thị Mỵ Địa Lý 9
16. Phạm Mạnh Hà Âm Nhạc 9
17. Vũ Thị Hiền GDCD 9
18. Hà Quang Tuân Mĩ Thuật 9
19. Nguyễn Thùy Chi
Vũ Thị Hằng Anh 9
20. Trần Văn Hoan
Vũ Thị Hằng Anh 8
* Đối với Ban giám hiệu:
- Giao cho đ/c Phó hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi:
+ Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phân công giáo viên dạy, lên thời khóa biểu, kiểm tra đề cương, giáo án giảng dạy của giáo viên.
+ Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bồi dưỡng của tổ chuyên môn, giáo viên giảng dạy.
+ Cùng với tổ chuyên môn tham dự các buổi chuyên đề liên quan đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.
* Đối với tổ chuyên môn:
- Chỉ đạo giáo viên xây dựng chương trình bồi dưỡng từng bộ môn của tổ và theo dõi tiến độ chương trình bồi dưỡng.
- Theo dõi chất lượng các lớp bồi dưỡng nhằm đảm bảo chất lượng đội tuyển, đánh giá đề xuất lựa chọn, bổ sung học sinh.
* Đối với giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi:
- Lập danh sách đội tuyển theo các môn.
- Thực hiện đúng theo thời khóa biểu đã phân công.
- Soạn bài soạn bồi dưỡng. Giáo viên cần lựa chọn nội dung, phương pháp bồi dưỡng tốt nhất để bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao nhất.
- Đảm bảo chất lượng, chi tiêu đề ra.
* Thời gian thực hiện:
- Dạy theo lịch của nhà trường.
- Thời gian: Bắt đầu bồi dưỡng từ tuần 2 tháng 9/2022 đến khi học sinh đi dự thi cấp thành phố (dự kiến vào 12/2022) đối với lớp 9. Lớp 8 (từ tuần 4 tháng 9 đến hết năm học).
5.2. Phụ đạo học sinh yếu kém
- Yêu cầu giáo viên lập danh sách học sinh chưa đạt chuẩn KTKN đối với ba môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh. Trên cơ sở đó Phó Hiệu trưởng phân công giáo viên có khả năng và kiên trì, tâm huyết nhiệt tình phụ trách việc phụ đạo học sinh
PHÂN CÔNG GIÁO VIÊN DẠY PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU
STT HỌ VÀ TÊN GIÁO VIÊN Môn dạy Ghi chú
1 Nguyễn Thị Thúy Ngữ văn 6 Thời gian bồi dưỡng vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần
2 Nguyễn Thị Hằng Ngữ văn 7
3 Chu Thị Tuyết Ngữ văn 8
5 Đoàn Văn Giang Toán 6 Thời gian bồi dưỡng vào các buổi chiều thứ 3 hàng tuần
6 Nguyễn Thị Kim Nhung Toán 7
7 Lê Thị Hiền Toán 8
9 Trần Văn Hoan Anh 6 Thời gian bồi dưỡng vào các buổi chiều thứ 6 hàng tuần
11 Lưu Thị Trang Anh 7
12 Vũ Thị Hằng Anh 8
Nhóm trưởng chịu trách nhiệm tập hợp danh sách học sinh yếu của khối mình phụ trách, xây dựng kế hoạch và phân công giáo viên cùng khối soạn bài, luân phiên lên lớp phụ đạo cho học sinh.
Các bộ môn có số lượng học sinh cần phụ đạo ít thì giáo viên dạy trên lớp chủ động sàng lọc học sinh và triển khai dạy phụ đạo cho học sinh vào các chiều thứ bảy hàng tuần
5.3. Hoạt động dạy thêm, học thêm
- Tổ chức họp cơ quan, họp cha mẹ học sinh thống nhất kế hoạch dạy thêm, học thêm: Đối tượng, thời gian học, môn học. Xây dựng kế hoạch về tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường năm học 2022-2023. Phân công Phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính trong quản lý hoạt động dạy thêm;
- Hồ sơ dạy thêm, học thêm gồm có:
+ Kế hoạch DTHT của nhà trường;
+ Đơn xin dạy thêm của giáo viên;
+ Đơn xin học thêm có chữ ký của cha mẹ học sinh;
+ Danh sách phân công giáo viên dạy thêm;
+ Thời khóa biểu dạy thêm, học thêm;
+ Sổ đầu bài học thêm;
+ Kế hoạch dạy thêm, học thêm các môn dạy;
+ Kế hoạch bài dạy của giáo viên;
- Tham gia các cuộc thi do ngành hoặc có sự phối kết hợp với ngành tổ chức.
- Khuyến khích GV tổ chức cho HS tham gia hội thi năng khiếu, các hoạt động giao lưu, hoạt động trải nghiệm, phát huy được sự chủ động và sáng tạo của HS; góp phần phát triển năng lực HS trên cơ sở tự nguyện của phụ huynh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và nội dung học tập của HS trung học cơ sở.
- Tăng số lượng và chất lượng giải HSG các cấp, HSG các cuộc thi giao lưu, hội nhập, năng khiếu).
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém một cách chi tiết và phân công đội ngũ giảng dạy có kinh nghiệm và chuyên môn sâu trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng như phụ đạo học sinh yếu thực hiện xen kẽ vào các chiều thứ 2,3,4,5,6,7 hàng tuần, cụ thể phân công.
6. Công tác kiểm tra nội bộ
- Xây dựng qui chế tổ chức, hoạt động nội bộ cho CBGVNV và PHHS. Phân công chuyên môn theo đúng qui trình, có sự thống nhất, công khai trong toàn trường.
- Kiện toàn tổ kiểm tra kết hợp với ban thanh tra nhân dân kiểm tra các chuyên đề. BGH cùng các tổ trưởng, nhóm trưởng kiểm tra HĐSPGV và các HĐ chuyên môn khác. Công đoàn, chi Đoàn kiểm tra các hoạt động thực hiện hưởng ứng các phong trào thi đua, các cuộc vận động.
- 100% GV được kiểm tra toàn diện và đánh giá chuẩn giáo viên; Các tổ, nhóm công tác được kiểm tra theo chuyên đề ít nhất 01 lần/năm. Hồ sơ kiểm tra đảm bảo chất lượng.
- 100% giáo viên được kiểm định chất lượng giảng dạy theo kế hoạch của trường. Thông qua kiểm định đánh giá giáo viên. Không xét thi đua đối với các nhân vi phạm quy chế chuyên môn, chế độ chính sách.
7. Công tác dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau THCS.
- Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng HS cuối cấp là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động hướng nghiệp và tập trung đổi mới nội dụng, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp.
- Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn liền với giáo dục hướng nghiệp. Nâng cao nhận thức về giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh phổ thông, định hướng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển: 100% học sinh lớp 8, lớp 9 và PHHS được thông tin về nhu cầu việc làm, thu nhập và yêu cầu về trình độ kỹ năng để giúp học sinh chọn lựa nghề trong tương lai.
- Tích hợp giữa HĐGDHN và giáo dục ngoài giờ lên lớp. Thời lượng hoạt động hướng nghiệp cho HS lớp 9 đúng chương trình qui định của BGD&ĐT: 9 tiết/năm, tích hợp vào HĐNGLL ở hai chủ điểm: Tháng 9 -Truyền thống nhà trường; tháng 3 - Tiến bước lên Đoàn. Đa dạng hoá hình thức cho phù hợp và thiết thực trong việc tổ chức HĐGDHN vào chủ điểm tháng 9 và tháng 3 của năm học.
Công tác hướng nghiệp:Xây dựng các chủ đề dạy học hướng nghiệp trong năm học đối với lớp 9 như sau:
TT Nội dung Biện pháp thực hiện Thời gian Phân công Kết quả Điều chỉnh
1 Bài 1: Chủ đề 1:
Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề ở cơ sở Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề (thời gian 1 tiết) Tháng 9/2023 GVCN
2 Bài 1: Chủ đề 2
Tìm hiểu năng lực của bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết)
Tháng 10/2023 GVCN
3 Bài 1: Chủ đề 3
Thế giới nghề nghiệp quanh ta. Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết) Tháng 11/2023 GVCN
4 Bài 2: Chủ đề 1
Tư vấn hướng nghiệp. Thăm một số xí nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố Tháng 12/2023 CĐ GV GVCN
5 Bài 2: Chủ đề 2
Định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước. Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết) Tháng 01/2024 GVCN
6 Bài 2: Chủ đề 3
Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động. Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết) Tháng 02/2024 GVCN
7 Bài 3: Chủ đề 1
Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương. Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề.
Tháng 03/2024 GVCN
8 Bài 3: Chủ đề 2
Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa phương. (Tuyển sinh trình độ THCS) Thăm một xưởng sản xuất tại khu CN Tràng Duệ Tháng 04/2024 GVCN
TPT, BTCĐ
9 Bài 3: Chủ đề 3
Các hướng đi sau tốt nghiệp. Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết)
Tháng 04/2024 GVCN
8. Công tác dạy và học ngoại ngữ
- Phát động HS tham gia các hoạt động như cuộc thi Olympic tiếng Anh qua mạng, các cuộc thi hội nhập. Tổ chức Festival ngoại ngữ cấp trường.
- Tăng cường CSVC cho học môn Ngoại ngữ. Rèn 04 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Tổ chức khảo sát năng lực tiếng Anh cho học sinh khối lớp 6.
9. Dạy học theo chủ đề, dạy học STEM
10. Công tác khảo thí, nghiên cứu khoa học, kiểm định chất lượng
Phân công giáo viên giảng dạy (có phụ lục 5 đính kèm)
- 100% tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên thực hiện nghiêm túc về việc kiểm tra, đánh giá học sinh.
- 100% GV dạy đủ, đúng chương trình, đánh giá kết quả của học sinh khách quan chính xác, không có biểu hiện tiêu cực, bệnh thành tích.
- 100% CBGV tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và trong đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh, từng bước triển khai các hoạt động kiểm tra, đánh giá, thi trực tuyến đạt chất lượng, hiệu quả.
- Xây dựng ngân hàng đề kiểm tra theo đúng cấu trúc, đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phân loại học sinh theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực. Đảm bảo 100% học sinh được kiểm tra đánh giá bằng đề chung vào giữa kỳ và cuối kỳ. Đặc biệt quan tâm xây dựng ngân hàng đề và tổ chức kiểm tra khảo sát chất lượng môn Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh vào đầu năm học, cuối kỳ I, cuối kỳ II. Kết quả kiểm tra, khảo sát chất lượng được công khai kịp thời trên phần mềm quản lý trực tuyến, Website của ngành, của trường theo đúng thời gian quy định.
- Học sinh được phân nhóm theo năng lực để giáo viên bồi dưỡng có hiệu quả. Đặc biệt là bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém. Các câu lạc bộ văn hoá TDTT, năng khiếu được bồi dưỡng theo quy định.
- 100% cán bộ giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua. 60% cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên viết sáng kiến kinh nghiệm được Hội đồng khoa học của trường xếp loại Khá trở lên.
- Tiếp tục thực hiện việc đầu tư mua sắm thiết bị dạy học, mua bổ sung, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị dạy học ngoại ngữ, đáp ứng nhu cầu dạy - học và các hoạt động giáo dục khác. Phấn đấu giữ vững trường đạt chuẩn kiểm định chất lượng mức độ 3 và chuẩn quốc gia cấp độ 2.
11. Công tác PCGD
- Nhà trường coi trọng việc huy động, duy trì sĩ số, chống bỏ học. Nâng cao và sử dụng có hiệu quả CNTT vào công tác PCGD. Quản lý công tác PCGD bằng phần mềm, quản lý dữ liệu PCGD một cách chính xác, duy trì chất lượng phổ cập giáo dục.
- Phấn đấu không có HS bỏ học. Tỉ lệ huy động đạt ------% trở lên; tỉ lệ hiệu quả đạt ----------% trở lên, phổ cập trung học cơ sở đạt mức 3.
Phân công giáo viên phụ trách (có kế hoạch riêng)
12. Ứng dụng CNTT, thống kê, báo cáo
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học ở tất cả các môn. Sử dụng các phần mềm quản lý các bộ phận chuyên môn như: điểm kiểm tra, kết quả học tập của HS, thư viện, tài chính, PCGD, quản lý cán bộ GV, liên lạc với PHHS qua hệ thống tin nhắn...HS tích cực tham gia thi giải toán mạng, thi Olympic tiếng Anh trên mạng.
- Khuyến khích sử 100% GV chủ động tự học, tự bồi dưỡng để sử dụng máy vi tính thành thạo, máy chiếu, phần mềm dạy học có hiệu quả, không lạm dụng, không hình thức; sử dụng tối đa thiết bị điện tử đã được trang bị tại các phòng học đáp ứng yêu cầu chung của ngành.
- Thường xuyên công khai các nội dung và kết quả hoạt động lên trang Website của trường và của ngành.
- Tích cực sử dụng có hiệu quả chế độ thông tin báo cáo, trao đổi công tác quản lý qua mạng Internet, hộp thư điện tử. Báo cáo đúng hạn, đảm bảo chất lượng.
- Quán triệt vai trò, trách nhiệm, ký luật phát ngôn của cán bộ, giáo viên, nhân viên học sinh nhà trường.
Chỉ tiêu thi đua
Phân công giáo viên giảng dạy (có kế hoạch riêng)
13.Tập thể
- Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu. Kết nạp 1- 2 đảng viên mới.
- Trường đạt tập thể lao động xuất sắc - đề nghị Ủy ban nhân dân Thành phố tặng Bằng khen.
- Công đoàn vững mạnh - đề nghị Liên đoàn lao động Quận tặng Giấy khen.
- Chi Đoàn đạt Chi đoàn văn minh công sở.
- Liên Đội mạnh cấp thành phố - đề nghị Thành Đoàn tặng Giấy khen.
14. Cá nhân
- Lao động tiên tiến: 4người
- UBND quận và thành phố tặng giấy khen: 08 người
- Chiến sỹ thi đua cơ sở và thành phố: 07 người
- Giáo viên dạy giỏi cấp quận: 18, giáo viên dạy giỏi cấp thành phố: 8
- Giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi cấp quận: 5 người.
- Giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp TP: 01 người
15. Tổ chức Hội thảo, chuyên đề chuyên môn cấp quận.
- Tổ chức Hội thảo nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 THPT và chất lượng thi HSG các cấp.
+ Thời gian dự kiến ngày 12/9/2023 (Có kế hoạch riêng).
+ Thành phần: CB, GV, NV toàn trường, đại diện PHHS lớp 9.
- Tổ chức chuyên đề.
-Tích cực tham gia chuyên đề cấp trường, quận, thành phố. Có trách nhiệm chuẩn bị tốt nội dung và điều kiện về cơ sở vật chất để tổ chức chuyên đề hiệu quả.
- Khi có lịch dự giờ sinh hoạt chuyên đề các cấp yêu cầu giáo viên nhóm chuyên môn các trường chủ động nghiên cứu chủ đề/bài dạy, đề xuất các vấn đề nội dung cần tháo gỡ trong quá trình giảng dạy và thực hiện chương trình để tham gia ý kiến trực tiếp trong buổi sinh hoạt chuyên môn.
- Các tiết minh họa chuyên đề sử dụng phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực như "Bàn tay nặn bột", "Bản đồ tư duy"; dạy học theo chủ đề; tích hợp liên môn trong giảng dạy...
- Lịch tham gia sinh hoạt chuyên đề cụ thể theo Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn và tổ chức Hội thảo, chuyên đề chuyên môn năm học 2023 – 2024 của trường THCS Hùng Vương.
- Phân công chuẩn bị lên lớp dạy minh họa chuyên đề các cấp tổ chức tại trường cụ thể như sau:
- Cấp trường.
Ngày, tháng Môn Định hướng đổi mới Hình thức - Địa điểm, Người thực hiện Điều chỉnh
8/2023 Ngữ văn 7,8
Anh 7,8
Toán 6,7,8
KHTN 8 Lên lớp chuyên đề CTPT 2018 - Hình thức: Tập trung, trực tiếp.
- Địa điểm: Tại trường
9/2023 Lịch sử và Địa lý 7 Lên lớp chuyên đề CTPT 2018 lớp 7 môn Lịch sử và Địa lý
- Hình thức: Tập trung, trực tiếp.
- Địa điểm: Tại trường
- Người thực hiện: - Đ/c ..
- Đơn vị tổ chức: Tổ KHXH
Môn Ngữ văn 8 - Lên lớp chuyên đề đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh các môn KHXH Hình thức: trực tiếp.
- Địa điểm: Tại trường
Đơn vị tổ chức: Tổ KHXH
10/2023 Tiếng Anh 6 Lên lớp chuyên đề CTPT 2018 lớp 6 môn tiếng Anh - Hình thức: Tập trung, trực tiếp.
- Địa điểm: Tại trường
- Đơn vị tổ chức: Tổ KHXH
10/2023 Ngữ văn 7 Lên lớp chuyên đề CTPT 2018 lớp 7 môn Ngữ văn - Hình thức: Tập trung, trực tiếp.
- Địa điểm: Tại trường
- Đơn vị tổ chức: Tổ KHXH
Tháng
10/2023 Sinh học 9 - Lên lớp chuyên đề đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh: các môn KHTN Hình thức: trực tiếp.
- Địa điểm: Tại trường
Đơn vị tổ chức: Tổ KHTN
Tháng
11/2023 HĐTN Lên lớp chuyên đề CTPT 2018 lớp 8 Hoạt động trải nghiệm
Tháng 12/2023 Toán 8 Lên lớp chuyên đề CTPT 2018 lớp 8 môn Toán
Tháng 01/2024 Lên lớp chuyên đề CTPT 2018 lớp 8 môn KHTN
Tháng 02/2024 KHTN Lên lớp chuyên đề CTPT 2018 lớp 8 môn KHTN
Tháng 3/2024 Toán Nâng cao chất lượng thi vào lớp 10 bộ môn Toán Hình thức: trực tiếp.
- Địa điểm: Tại trường
Đơn vị tổ chức: Tổ KHTN
- Các tiết minh họa chuyên đề sử dụng phương pháp kỹ thuật dạy học tích cực như "Bàn tay nặn bột", "Bản đồ tư duy"; dạy học theo chủ đề; tích hợp liên môn trong giảng dạy...
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
1. Hoạt động (chương trình) chính khóa.
Thực hiện Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011; Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT ngày 20/7/2021 của Bộ GD&ĐT về Quy định đánh giá học sinh THCS và THPT;
Thực hiện Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
Căn cứ tình hình thực tế, trường THCS Hùng Vương xây dựng kế hoạch rà soát, điều chỉnh “Chương trình giáo dục nhà trường” các môn lớp 9 và Kế hoạch giáo dục môn học/hoạt động giáo dục các bộ môn lớp 6,7,8 chương trình giáo dục phổ thông 2018; Ban hành chương trình giáo dục nhà trường lớp 9 và kế hoạch dạy học lớp 6,7,8 năm học 2023-2024. Cụ thể cho từng môn học (có phụ lục đính kèm).
* Đối với lớp 6:
BẢNG PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 - HỌC KÌ I
Môn/Tuần T
1 T
2 T
3 T
4 T
5 T
6 T
7 T
8 T
9 T
10 T
11 T
12 T
13 T
14 T
15 T
16 T
17 T
18 Tổng
/môn
Ngữ văn 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 72
Toán 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 72
Ngoại ngữ 1 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 54
GDCD 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 26
Địa lý 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 28
Khoa học tự nhiên Lý 4 4 4 4 16
Hóa 4 4 4 4 4 4 24
Sinh 4 4 4 4 4 4 4 4 32
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Tin học 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
GDTC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
Nghệ thuật Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Mĩ thuật 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
HĐTN,HN CC+CHCT 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
TN, CĐ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
GD địa phương 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Tổng số tiết/tuần 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 522
BẢNG PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 6 - HỌC KÌ II
Môn/Tuần T
19 T
20 T
21 T
22 T
23 T
24 T
25 T
26 T
27 T
28 T
29 T
30 T
31 T
32 T
33 T
34 T
35 Tổng
/môn
Ngữ văn 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 68
Toán 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 68
Ngoại ngữ 1 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 51
GDCD 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 2 26
Địa lý 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 1 25
Khoa học tự nhiên Lý 3 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 41
Hóa THKHTN/ 0
Sinh 4 4 4 4 4 4 1 27
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Tin học 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
GDTC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Nghệ thuật Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Mĩ thuật 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
HĐTN,
HN CC+
CHCT 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
TN, CĐ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
GD địa phương 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Tổng số tiết/tuần 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 493
* Đối với lớp 7:
BẢNG PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7 - HỌC KÌ I
Môn/Tuần T
1 T
2 T
3 T
4 T
5 T
6 T
7 T
8 T
9 T
10 T
11 T
12 T
13 T
14 T
15 T
16 T
17 T
18 Tổng
/môn
Ngữ văn 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 72
Toán 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 72
Ngoại ngữ 1 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 54
GDCD 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 28
Địa lý 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 26
Khoa học tự nhiên Lý 3 4 4 4 4 4 4 4 4 35
Hóa 4 4 4 4 4 4 4 4 4 1 37
Sinh 0
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Tin học 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
GDTC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
Nghệ thuật Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Mĩ thuật 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
HĐTN,HN CC+CHCT 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
TN, CĐ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
GD địa phương 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Tổng số tiết/tuần 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 522
BẢNG PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 7 - HỌC KÌ II
Môn/Tuần T
19 T
20 T
21 T
22 T
23 T
24 T
25 T
26 T
27 T
28 T
29 T
30 T
31 T
32 T
33 T
34 T
35 Tổng
/môn
Ngữ văn 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 68
Toán 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 68
Ngoại ngữ 1 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 51
GDCD 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 1 25
Địa lý 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 2 26
Khoa học tự nhiên Lý 4 4 8
Hóa THKHTN 0
Sinh 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 60
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Tin học 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
GDTC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Nghệ thuật Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Mĩ thuật 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
HĐTN,
HN CC+
CHCT 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
TN, CĐ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
GD địa phương 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Tổng số tiết/tuần 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 493
* Đối với lớp 8:
BẢNG PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8 - HỌC KÌ I
Môn/Tuần T
1 T
2 T
3 T
4 T
5 T
6 T
7 T
8 T
9 T
10 T
11 T
12 T
13 T
14 T
15 T
16 T
17 T
18 Tổng
/môn
Ngữ văn 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 72
Toán 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 72
Ngoại ngữ 1 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 54
GDCD 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Lịch sử và Địa lý Lịch sử 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 28
Địa lý 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 26
Khoa học tự nhiên Lý 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 23
Hóa 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 1 1 1 1 1 31
Sinh 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Công nghệ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Tin học 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
GDTC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
Nghệ thuật Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Mĩ thuật 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
HĐTN,HN CC+CHCT 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 36
TN, CĐ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
GD địa phương 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 18
Tổng số tiết/tuần 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 29 522
BẢNG PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH LỚP 8 - HỌC KÌ II
Môn/Tuần T
19 T
20 T
21 T
22 T
23 T
24 T
25 T
26 T
27 T
28 T
29 T
30 T
31 T
32 T
33 T
34 T
35 Tổng
/môn
Ngữ văn 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 68
Toán 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 4 68
Ngoại ngữ 1 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 3 51
GDCD 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
LS - ĐL Lịch sử 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 1 25
Địa lý 1 1 2 2 2 2 1 1 1 1 2 2 2 2 1 1 2 26
KHTN Lý 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Hóa 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Sinh 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Công nghệ 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Tin học 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
GDTC 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
Nghệ thuật Âm nhạc 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Mĩ thuật 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
HĐTN,
HN CC+
CHCT 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 2 34
TN, CĐ 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
GD địa phương 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 1 17
Tổng số tiết/tuần 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 30 510
2. Hoạt động ngoại khoá, công tác Đội, phong trào thiếu nhi và công tác an ninh trường học
- Có 100% học sinh thực hiện tốt các nội quy trường lớp, không tham gia vào tệ nạn xã hội.
- 100% học sinh tham gia các chuyên đề, hoạt động lễ hội, các hoạt động khám phá, trải nghiệm, rèn kỹ năng sống do trường tổ chức, tự tin trong giao tiếp, phòng ngừa các tai nạn rủi ro, phòng chống đuối nước, tia nạn thương tích, biết bảo vệ, tự vệ với các tiêu cực ở ngoài xã hội.
- 20% học sinh tham gia các câu lạc bộ năng khiếu, sở thích.
- 100% học sinh tham gia chăm sóc di tích lịch sử địa phương.
- Triển khai các sân chơi nhỏ, sáng tạo; tổ chức chuyên đề cấp quận và thành phố.
- Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid -19, đảm bảo an toàn, an ninh trường học.
2.1. Tổ chức hoạt động câu lạc bộ:
a) Mục đích và ý nghĩa.
- Tạo sân chơi cho HS phat huy năng khiếu, sở trường, đam mê hứng thú trong lĩnh vực nào đó và đặc biệt góp phần giáo dục hướng nghiệp tương lai. Hoạt động câu lạc bộ giúp HS thỏa mãn nhu cầu phát triển cá nhân, nhu cầu giao tiếp, làm việc thiện nguyện… góp phần vào việc đạt được các mục tiêu giáo dục của HĐTN-HN một cách trọn vẹn hơn, đầy đủ hơn.
b) Đặc điểm.
- Là hoạt động không bắt buộc.
- Nội dung mang tính mở và linh hoạt , xuất phát từ nhu cầu và điều kiện thực hiện của nhà trường.
- Đối tượng tham gia mở, không chỉ giới hạn GV và HS trong trường mà có thể có sự tham gia của tất cả những người có cùng sở thích, đam mê, thậm chí đến từ cộng đồng.
- Thành tích tham gia hoạt động CLB sẽ ghi nhận, tuyên dương như thành tích cá nhận.
- Thành lập các câu lạc bộ sở thích.
c) Thời gian và qui mô hoạt động.
CLB hoạt động vào thời gian NGLL
Qui mô hoạt động: có thể cấp lớp, cấp trường, cấp cụm…
d) Nội dung hoạt động câu lạc bộ.
CLB mộ học, CLB bóng đá, CLB nghệ thuật, CLB khoa học, CLB hoạt động thực tế , CLB trò chơi dân gian, CLB nghề nghiệp…..
e) Nguyên tắc tổ chức CLB.
- Không phân biệt đối xử;
- Đảm bảo sự công bằng;
- Phát huy tính sáng tạo;
- Đảm bảo quyền cho HS và HS là chủ thể quyết định mọi vấn đề của CLB.
f) Tổ chức hoạt động.
- Khi CLB được hình thành yêu cầu:
- Bầu Chủ nhiệm CLB và thành lập danh sách các thành viên tham gia.
- Xây dựng qui định hoạt động của CLB là mỗi tháng tổ chức cho học sinh sinh hoạt câu lạc bộ 01 lần.
- Xậy dựng nội dung, kế hoạch và lịch sinh hoạt của CLB đều đặn để tạo nề nếp hoạt động.
- Phân công GV chủ nhiệm, Chủ nhiệm CLB, TPT, GV bộ môn có liên quan đên nội dung sẽ tập hợp ý kiến từ các thành viên và xây dựng nội dung cho từng buổi sinh hoạt
-Thực hiện nội dung sinh hoạt các CLB theo lịch cụ thể: (Học sinh luyện tập vào chiều thứ 3 và thứ 6, thứ 7 hàng tuần)
2.1.Tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh:
Thời gian Chủ điểm Nội dung
trọng tâm Hình thức
tổ chức Thời gian
thực hiện (ngày) Người thực hiện Lực lượng cùng tham gia Số tiết thực hiện
Tháng
09
An toàn giao thông và phòng chống ma túy học đường Tuyên truyền việc chấp hành đúng Luật Giao thông đương bộ, Cảnh giác đề phòng tệ nạn ma túy - Học sinh đóng hoạt cảnh, kịch về ATGT, Ma túy học đường
10,11/9 BGH,
TPT GVCN, GV GDCD, 6 Tiết
Tháng
10
Trường em sạch đẹp, an toàn.
Vệ sinh trường lớp, trồng chăm sóc bồn hoa cây cảnh
Thu gom và tái chế rác thải nhựa thành vật dụng.
Học sinh tự trồng hoa và chăm sóc.
17,18/10 BGH
TPT
GVCN GV sinh học, Hóa học 6 Tiết
Tháng 11 Tôn sư trọng đạo Tuyên truyền về ý nghĩa của ngày NGVN Làm tập san 18/11/2023 HS CBGVNV, HS toàn trường 5 Tiết
Tháng
12
Uống nước nhớ nguồn - Tổ chức hoạt động trải nghiệm: Viếng nghĩa trang liệt sĩ, chăm sóc bồn hoa cây cảnh ở Đền liệt sĩ ……...
- Tìm hiểu về ngày thành lập Quân đội NDVN - Viếng nghĩa trang liệt sĩ.
- Lao động vệ sinh ở Đền liệt sĩ …………..…
- Nghe nói chuyện về ngày thành lập quân đội NDVN.
- Viết bài thu hoạch
20, 21/12
Mời CT CCB của quận BGH, Đoàn TN, GV, HS 6 Tiết
Tháng
01
Mùa xuân đất Việt Phong tục tập quán của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán Sân khấu hóa 10/01/2024 HS CBGVNV, HS toàn trường 6 tiết
Tháng
02
Hoạt động trải nghiệm: Tham quan khu di tích lịch sử Học sinh được tìm hiểu, trải nghiệm, viết bài thu hoạch về nơi ở và làm việc, cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ, trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhà giáo Chu văn An, …. Thăm quan học tập tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Quốc Tử Giám, Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm 02/01 Đoàn TN, TPT đội, GVCN BGH, Tổng phụ trách đội, GV bồi dưỡng đội tuyển HSG, HS tham gia các đội tuyển thi HSG quận, thành phố 6 Tiết
Tổng số tiết 35 tiết
IV. KHUNG THỜI GIAN HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY.
Thời gian
(áp dụng buổi sáng) Hoạt động
Sáng: Khối 6,7,8,9 Chiều
(T/hiện từ 13h 50 hàng ngày)
6h50h - 7h 10 phút Truy bài đầu giờ Thứ 2: DTHT theo TKB
7h - 7h45 45 phút Tiết 1 (theo TKB) Thứ 3: Bồi dưỡng HSG – HSY các môn KHTN
7h50 - 8h35 45 phút Tiết 2 (theo TKB) Thứ 4: DTHT theo TKB
8h35 - 8h50 15 phút Giải lao - TD giữa giờ Thứ 5: DTHT theo TKB
8h50 - 9h35 15 phút Tiết 3 (theo TKB) Thứ 3: Bồi dưỡng HSG – HSY các môn KHXH
9h40 - 10h25 45 phút Tiết 4 (theo TKB) Thứ 7: DTHT theo TKB
10h30 - 11h15 45 phút Tiết 5 (theo TKB)
V. KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC VÀ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
(Có Phụ lục đính kèm kế hoạch tổng hợp tuần, tháng, học kỳ, năm học của BGH, tổ chuyên môn, từng khối lớp đính kèm kế hoạch này).
VI. KẾ HOẠCH TỔNG HỢP CỦA NĂM HỌC
1. Khung kế hoạch thời gian năm học:
- Giáo viên trả phép: 01/8/2023.
- HS tựu trường: 28/8/2023.
- Khai giảng: 05/9/2023.
- Học kì I: 06/9/2022 đến 14/01/2024.
+ Kiểm tra giữa kì I: Từ 31/10 đến 05/11/2023.
+ Kiểm tra cuối kì I: Từ 30/12/2023 đến 07/01/2024.
- Học kì II: Từ 15/01 đến 25/5/2024.
+ Nghỉ tết Nguyên đán: 05/02 đến 11/02/2024 (dự kiến).
+ Kiểm tra giữa kì II: Từ 13/3 đến 18/3/2024.
+ Kiểm tra cuối kì II: Từ 15/5 đến 20/5/2024.
- Xét tốt nghiệp THCS: Trước ngày 20/5/2024.
- Kết thúc năm học: 31/5/2024.
2. Kế hoạch cụ thể cho từng tháng (Có phụ lục 1 đính kèm).
VII. KẾ HOẠCH KIỂM TRA.
Quy định số điểm đánh gái kiểm tra các môn học năm học 2023 - 2024
(Theo Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT ngày 26/8/2020 và Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT của Bộ GD và ĐT)
QUY ĐỊNH SỐ LẦN ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
M
Ô
N K
H
Ố
I TS tiết cả năm KT ĐG
Giữa Kì I (Hệ Số 2) KT ĐG cuối
Học Kì I (Hệ Số 3) Tổng
Hình thức thời gian Thời gian kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Số bài Hình thức Thời gian Hình thức Thời gian
Văn 6 140 4 Viết 90 phút Tuần 9 Viết 90 phút Tuần 17 6
7 140 4 Viết 90 phút Tuần 9 Viết 90 phút Tuần 17 6
8 140 4 Viết 90 phút Tuần 9 Viết 90 phút Tuần 17 6
9 175 4 Viết 90 phút Tuần 9 Viết 90 phút Tuần 17 6
Sử 8 53 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
9 53 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
Địa 8 53 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
9 53 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
6 105 4 Viết 60phút Tuần 9 Viết 60phút Tuần 17 6
LS&ĐL 7 105 4 Viết 60phút Tuần 9 Viết 60phút Tuần 17 6
Anh 6 105 4 Viết 60phút Tuần 9 Viết 60phút Tuần 17 6
7 105 4 Viết 60phút Tuần 9 Viết 60phút Tuần 17 6
8 105 4 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 6
9 105 4 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 6
CD 6 35 2 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 4
7 35 2 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 4
8 35 2 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 4
9 35 2 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 4
MT 8 35 2 Thực hành 45phút Tuần 8 TH 45phút Tuần 16 4
Âm Nhạc 8 35 2 Thực hành 45phút Tuần 8 TH 45phút Tuần 16 4
9 18 2 Thực hành 45phút Tuần 8 TH 45phút Tuần 16 4
Nghệ thuật
(AN-MT) 6 70 2 Thực hành 45phút Tuần 8 TH 45phút Tuần 16 4
7 70 2 Thực hành 45phút Tuần 8 TH 45phút Tuần 16 4
GD ĐP 6 35 2 Viết 45phút Tuần 8 Viết 45phút Tuần 16 4
7 35 2 Viết 45phút Tuần 8 Viết 45phút Tuần 16 4
HĐ TN 6 105 2 Thực hành 60 phút Tuần 8 TH 60 phút Tuần 16 4
7 105 2 Thực hành 60 phút Tuần 8 TH 60 phút Tuần 16 4
QUY ĐỊNH SỐ LẦN ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 - 2024
CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BIỂU III
MÔN K
H
Ố
I TS tiết cả năm Điểm KT
thường xuyên
(Hệ số 1) KT ĐG
Giữa Kì I (Hệ Số 2) KT ĐG cuối
Học Kì I (Hệ Số 3) Tổng
Hình thức thời gan Thời gian kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Số bài Hình thức Hình thức Thời gian Hình thức Thời gian
Toán 6 140 4 Viết, nói,
sản phẩm Viết 90 phút Tuần 9 Viết 90 phút Tuần 17 6
7 140 4 Viết 90 phút Tuần 9 Viết 90 phút Tuần 17 6
8 140 4 Viết 90 phút Tuần 9 Viết 90 phút Tuần 17 6
9 140 4 Viết 90 phút Tuần 9 Viết 90 phút Tuần 17 6
Lí 8 35 2 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 4
9 70 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
Hóa 8 70 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
9 70 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
Sinh 8 70 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
9 70 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
CN 6 35 2 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 4
7 35 2 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 4
8 53 3 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 5
9 35 2 Viết 45phút Tuần 9 Viết 45phút Tuần 17 4
Tin 6 35 2 Viết 45phút Tuần 8 Viết 45phút Tuần 16 4
7 35 2 Viết 45phút Tuần 8 Viết 45phút Tuần 16 4
VSDD 8 70 3 Viết 45phút Tuần 8 Viết 45phút Tuần 16 5
Giáo dục
thể chất 6 70 2 Thực hành 45phút Tuần 8 TH 45phút Tuần 16 4
7 70 2 Thực hành 45phút Tuần 8 TH 45phút Tuần 16 4
8 70 3 Thực hành 45phút Tuần 8 TH 45phút Tuần 16 5
9 70 3 Thực hành 45phút Tuần 8 TH 45phút Tuần 16 5
KHTN 6 140 4 Viết 60phút Tuần 9 Viết 60phút Tuần 17 6
7 140 4 Viết 60phút Tuần 9 Viết 60phút Tuần 17 6
8 140 4 Viết 60phút Tuần 9 Viết 60phút Tuần 17 6
QUY ĐỊNH SỐ LẦN ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
CÁC MÔN KHOA HỌC XÃ HỘI
BIỂU III
MÔN K
H
Ố
I TS tiết cả năm Điểm KT
thường xuyên
(Hệ số 1) KT ĐG
Giữa Kì II (Hệ Số 2) KT ĐG cuối
Học Kì II (Hệ Số 3) Tổng
Hình thức thơi gan Thời gian kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Số bài Hình thức Hình thức Thời gian Hình thức Thời gian
Văn 6 140 4 Viết, nói,
sản phẩm Viết 90 phút Tuần 26 Viết 90 phút Tuần 34 6
7 140 4 Viết 90 phút Tuần 26 Viết 90 phút Tuần 34 6
8 140 4 Viết 90 phút Tuần 26 Viết 90 phút Tuần 34 6
9 175 4 Viết 90 phút Tuần 26 Viết 90 phút Tuần 34 6
Sử 8 53 3 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 5
9 53 3 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 5
Địa 8 53 3 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 5
9 53 3 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 5
6 105 4 Viết 60phút Tuần 26 Viết 60phút Tuần 34 6
LS&ĐL 7 105 4 Viết 60phút Tuần 26 Viết 60phút Tuần 34 6
Anh 6 105 4 Viết 60phút Tuần 26 Viết 60phút Tuần 34 6
7 105 4 Viết 60phút Tuần 26 Viết 60phút Tuần 34 6
8 105 4 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 6
9 105 4 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 6
CD 6 35 2 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 4
7 35 2 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 4
8 35 2 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 4
9 35 2 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 4
MT 8 35 2 TH 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 4
9 17 2 TH 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 4
Nhạc 8 35 2 TH 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 4
Nghệ thuật
( âm nhạc, MT) 6 70 2 TH 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 4
7 70 2 TH 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 4
GD ĐP 6 35 2 Viết 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 4
7 35 2 Viết 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 4
HĐ TN 6 105 2 TH 60phút Tuần 25 TH 60phút Tuần 33 4
7 105 2 TH 60phút Tuần 25 TH 60phút Tuần 33 4
QUY ĐỊNH SỐ LẦN ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ HÌNH THỨC KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023 - 2024
CÁC MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN
BIỂU III
M
Ô
N K
H
Ố
I TS tiết cả năm Điểm KT
thường xuyên
(Hệ số 1) KT ĐG
Giữa Kì II (Hệ Số 2) KT ĐG cuối
Học Kì II (Hệ Số 3) Tổng
Hình thức thơi gan Thời gian kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra
Số bài Hình thức Hình thức Thời gian Hình thức Thời gian
Toán 6 140 4 Viết, nói,
sản phẩm Viết 90 phút Tuần 26 Viết 90 phút Tuần 34 6
7 140 4 Viết 90 phút Tuần 26 Viết 90 phút Tuần 34 6
8 140 4 Viết 90 phút Tuần 26 Viết 90 phút Tuần 34 6
9 140 4 Viết 90 phút Tuần 26 Viết 90 phút Tuần 34 6
Lí
9 70 3 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 5
Hóa
9 70 3 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 5
Sinh
9 70 3 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 5
CN 6 35 2 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 4
7 35 2 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 4
8 53 3 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 5
9 35 2 Viết 45phút Tuần 26 Viết 45phút Tuần 34 4
Tin 6 35 2 Viết 45phút Tuần 25 Viết 45phút Tuần 33 4
7 35 2 Viết 45phút Tuần 25 Viết 45phút Tuần 33 4
VSDD 8 70 3 Viết 45phút Tuần 25 Viết 45phút Tuần 33 5
Giáo dục
thể chất 6 70 2 Thực hành 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 4
7 70 2 Thực hành 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 4
8 70 3 Thực hành 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 5
9 70 3 Thực hành 45phút Tuần 25 TH 45phút Tuần 33 5
KHTN 6 140 4 Viết 60 phút Tuần 26 Viết 60 phút Tuần 34 6
7 140 4 Viết 60 phút Tuần 26 Viết 60 phút Tuần 34 6
8 140 4 Viết 60 phút Tuần 26 Viết 60 phút Tuần 34 6
Lưu ý: Riêng nội dung dạy GDDP kiểm tra đánh giá theo cắn cứ Hướng dẫn chuyên môn năm học 2023 – 2024 của Sở GDĐT, kế hoạch của nhà trường.
VIII. LỊCH KIỂM TRA ĐỊNH KÌ.
Kiểm tra chung đề giữa học kì tại lớp.
(Có kế hoạch riêng)
- Kiểm tra ngồi theo phòng thi
Tháng kiểm tra Môn Khối Thời gian làm bài Thời gian tính giờ Thời gian thu bài
11-Giữa HK I Toán 6,7,8,9 90 phút
01-Cuối HK I Ngữ văn 6,7,8,9 90 phút
3- Giữa HK II Tiếng Anh 6,7,8 60 phút
5- Cuối HK II Tiếng Anh 9 45 phút
IX. KẾ HOẠCH NHẬP ĐIỂM CƠ SỞ DỮ LIỆU NGÀNH.
Môn/Tuần T
1 T
2 T
3 T
4 T
5 T
6 T
7 T
8 T
9 T
10 T
11 T
12 T
13 T
14 T
15 T
16 T
17 T
18
Ngữ văn GK CK
Toán GK CK
Ngoại ngữ 1 GK CK
GDCD GK CK
Lịch sử và Địa lý Lịch sử GK CK
Địa lý GK CK
Khoa học tự nhiên Lý GK CK
Hóa GK CK
Sinh GK CK
Công nghệ GK CK
Tin học GK CK
GDTC GK CK
Nghệ thuật Âm nhạc GK CK
Mĩ thuật GK CK
HĐTN,HN CC+CHCT GK CK
TN, CĐ GK CK
GD địa phương GK CK
Chú ý: Các môn căn cứ kế hoạch để vào điểm đúng tiến độ, đến 11h00 thứ 7 của tuần quy định vào điểm, bộ phận quản trị CSDL sẽ khoá lại. Nếu GV chưa vào hoặc cần sửa chữa điểm phải báo cáo và có giấy đề nghị được BLĐ duyệt đồng ý mới được quản trị mở để cập nhật. Mọi sửa chữa về điểm trên CSDL phải có biên bản giải trình và lưu hồ sơ.
X. BẢNG PHÂN CÔNG CHUYÊN MÔN TỔ KHXH THỰC HIỆN TỪ 06 THÁNG 9 NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-THCS ngày 17 tháng 9 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường THCS Hùng Vương)
Stt Họ và tên Chủ nhiệm lớp Giảng dạy Chuyên môn đào tạo Dạy tự chọn Tổng số tiết Kiêm nhiệm
1. Nguyễn T. Kim Oanh HĐTN 2
2. Đỗ Thị Ngọc 7A1(4) Văn 9A1(5), Văn 7A1,4(8), TTCM (3); HĐTN7A1(3) 23 CN 7A1(4)
3. Vũ Thị Liên 7A2(4) Văn 9A4(5), Văn 7A2,5(8), Địa 8A3,5(3) 20 NT Văn 7;
CN 7A2(4)
4. Đặng Thị Thơm 9A2(4) Văn 9A2(5), Văn 7A3(4), Văn 6A1(4), Sử 9A3,5(2) 19 NT Văn 9, BDHSG Sử 9
CN 9A2(4)
5. Nguyễn T. Thúy Hạnh 8A1(4) Văn 8A1(4), Văn 6A3(4), GDĐP K8(5); HĐTN8A1(3) 20 BDHSG Văn 8, NTVăn 8
CN 8A1(4)
6. Nguyễn T. Minh Thảo 8A5(4) Văn 8A5(4), Văn 6A4(4), Sử K8(7,5) 19,5 NT Văn 6
7. Nguyễn Thị Hằng 8A4(4) Văn 8A4(4), Văn 6A6(4), Địa K7(7,5) 19,5 CN 8A4(4)
8. Phạm Thị Ngọt 9A3(4) Văn 9A3(5),Văn 8A2(4), Địa 8A1,4,5(4,5), TPCM(1) 18,5 NT LS-ĐL, BDHSG Văn 9; CN 9A3(4)
9. Nguyễn Hiền Lương 9A5(4) Văn 9A5(5), Văn 8A3(4), GDCD K6( 6) 19 TT tổ CN, BDHSG Văn 9
CN 9A5(4)
10. Chu Thị Tuyết Văn 6A2 (4), GDCD K7(5), GDĐP K7 (5); HĐTN6A2(3) 14
11. Nguyễn Thị Thùy Linh GDĐP 6A1,2,3(3) 3 TPT
12. Nguyễn Thị Thúy 6A5(4) Văn 6A5(4), Địa K6A1,2,3,4,5,6 (7,5), GDĐP 6A4,5,6(3); HĐTN6A5(3) 23 NTGDĐP
CN 6A5(4)
13. Vũ Thị Thu Hiền GDCDK9(5), GDCDK8(5), Sử K7(7,5) 17,5 NT GDCD, BDHSG GDCD
14. Hoàng Doãn Thức ÂN K6,7,8; HĐTN85(3) 19 NT Âm nhạc, Phụ trách thi sơn ca
15. Phạm Mạnh Hà ÂN K9(5), Sử 6A1,2,3,4,5,6(9), Sử 9A1,2,4(3) 17 BDHSG 9
16. Trần Thị Mỵ Địa K9(10) 10 NT Địa, BDHSG địa9
17. Vũ Thị Hằng Anh 9A3,4(6), 8A2,3,4 (9), TC Anh 9A4(2) 17 NT Anh, BDHSG Anh 9
18. Lưu Thị Trang 7A4(4) Anh 7A1,2,4,5 (12), 9A2(3), TC Anh 9A2(1) 20 BDHSG Anh 7
CN 7A4(4)
19. Trần Văn Hoan Anh 6A3,4,5 (9), 8A1,5(6), 7A3(3), TP (1) 19 BDHSG Anh 8
20. Nguyễn Thùy Chi 6A6(4) Anh 9A1,5 (6). 6A1,2,6 (9) 19 BDHSG Anh 9
CN 6A6(4)
21. Hà Quang Tuân MT K6,7,8 16 NT Mĩ thuật, BDHSG MT
BẢNG PHÂN CÔNG CHUYÊN MÔN TỔ KHTN THỰC HIỆN TỪ 6 THÁNG 9 NĂM 2023
STT HỌ VÀ TÊN CHỦ NHIỆM GIẢNG DẠY TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO DẠY TC CÔNG VIỆC KHÁC T. SỐ TIẾT
1. Trần Thị Cúc 6A2 Toán 6A2,9A2,8A5(12t)
HĐTN6A2(3) TTCM(3t)
CN 6A2(4) 22
2. Hồ T.Thu Hường 6A3 KHTN 6A2,3(8t)
Toán 6A3(4t)
HĐTN6A3(3) TTND(2t)
CN 6A3(4) 21
3. Ng. T.Thu Phương 6A1 KHTN 7A1(4t),
TC 9A1(2t)
Toán 6A1, 9A1(8t) - NTT9
HĐTN6A1(3)
CN 6A1(4) 21
4. Nguyễn Thị Tâm Tâm 9A4 Sinh 8A4,5(2,8t)
Toán 9A4, 8A1(8t)
TC 9A4(2) - NTT8
- BDHSG T8
CN 9A4(4) 16,8
5. Đoàn Văn Giang TDK8, 9A1,2,5(16t)
Toán 7A4(4t) 20
6. Đỗ Thị Hương Lan 6A4 KHTN 7A2,4 (8t)
Lý 8ª45(2,4),
Toán 6ª4(4t)
HĐTN6A4(3) - NTHĐTN 6
CN 6A4(4) 21,4
7. Ng Thị Hồng Hạnh 9A1 Sinh K9(10t)
Sinh 8A12(2,8t) TP(1t)
CN 9A1(4) 17,8
8. Phạm Thị Hạnh 8A2 Toán 9A5, 8A2(8t)
KHTN 6A6(4t)
HĐTN8A2(3) BDHSG T9
NT ;
CN 8A2(4) 19
9. Nguyễn Thị Kim Nhung KHTN 6ª1,4,5(12t)
Toán 7ª4(4t)
HĐTN7A4(3)
Con nhỏ (2t)
19
10. Trần Thanh Hải TD 9A3,4(4t)
Toán 7A2, 8A4, 9A3(12t);
HĐTN7A2(3) TPCM(1t)
BDHSG T9
20
11. Long Lý 9(10t)
Lý8A123(3,6).
Hóa K8A123(4,2) -NT KHTN,
Lý 9
-BDHSG Lý 9 17,8
12. Đỗ Thanh Tuấn TD K6(12t) TD 7ª1,2,3(6t) -CTCĐ(3t)
- NT TD 21
13. Đoàn Thị Minh Thảo CNK7(5) CN9(5t), CN8A(5)
HĐTN8A4(3) - NTCN
- BDHSG CN
TKHĐ 2t; 17
14. Phạm T Thúy Mai Tin K6,7,8 (16t) -NT Tin
-BDHSG Tin 16
15. Nguyễn Kim Liên 7A3 CNK6(6t), Toán 7A3(4t);HĐTNA3(3) CN 7A3(4) 17
16. Nguyễn Thị Dung 7A5 TD 7A4,5(4t),
Toán 7A5(4t) NT HĐTN7;
CN 7A5(4)
Thiết bị, y tế 15
17. Lê Thị Hiền KHTN 7A3,5(8t)
Toán 6A5(4t);HĐTN6A5(3) Con nhỏ(2t)
-NTT6; 17
18. Đỗ Thị Tho Hóa K9(10t), Hóa 8A45(4,2)
Sinh 8A3(1,4) Con nhỏ(2t)
NT Hóa 9 16,2
19. Bùi Thanh Huệ 8A3 Toán 7A1,8A3(8t)
HĐTN8A3(3) - NTT7
- Văn thư
BDHSG T8
CN 8A3(4) 15
20. Ngô Xuân Nguyên TC 9A2,5 TC 9A2,5 4
XI. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIÊM CÁC THÀNH VIÊN.
1. Đối với Hiệu trưởng
- Điều hành toàn bộ công việc và hoạt động của nhà trường. Quyết định mọi mặt về tổ chức và hoạt động của nhà trường;
- Thành lập các Hội đồng, các tổ chuyên môn, các bộ phận. Xây dựng quy chế hoạt động nhà trường;
- Chịu trách nhiệm trước Phòng GDĐT, Sở GDĐT Hải Phòng, địa phương về toàn bộ hoạt động của nhà trường.
- Lập kế hoạch hàng năm, kế hoạch hàng tháng, hàng tuần. Điều hành các hoạt động giáo dục trong nhà trường;
- Chỉ đạo các hoạt động giáo dục của nhà trường theo đúng tinh thần nhiệm vụ năm học;
- Quản lý chế độ sinh hoạt, hội họp của giáo viên, nhân viên và học sinh;
- Chỉ đạo hoạt động giữ gìn an ninh trật tự và khối đoàn kết trong nhà trường.
- Chỉ đạo thực hiện phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc”
- Phát ngôn của trường; tiếp dân, tiếp khách; công tác đối ngoại của nhà trường và công tác phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị ngoài nhà trường.
- Trực tiếp chỉ đạo công tác Đảng trong Chi bộ nhà trường.
- Kịp thời xin ý kiến chỉ đạo của Phòng GDĐT, của lãnh đạo Quận ủy, UBND, Địa phương ...;
- Quản lý giáo viên, nhân viên trong các hoạt động giáo dục và những hoạt động khác có liên quan.
- Phân công nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng. Bổ nhiệm Tổ trưởng, Tổ phó, chỉ định Khối trưởng Chủ nhiệm, phân công Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn...
- Quản lý và tổ chức giáo dục học sinh
- Các phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động.
- Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia, kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tài sản nhà trường. Trang thiết bị dạy học;
- Hạ tầng công nghệ thông tin trong nhà trường
2. Đối với Phó hiệu trưởng: Đồng chí Ngô Xuân Nguyên giúp Hiệu trưởng các công việc sau:
- Tham mưu cho Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện đúng các qui chế, chỉ thị, qui định và các văn bản về hoạt động chuyên môn của các môn; chỉ đạo triển khai bồi dưỡng thường xuyên. Xây dựng kế hoạch hoạt động về công tác chuyên môn. Chủ trì việc xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chuyên môn trong nhà trường; Ký duyệt kế hoạch dạy học, kế hoạch ôn luyện đội tuyển; thủ tục thanh toán liên quan đến hoạt động dạy học; Công tác thao giảng, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra toàn diện; Công tác khảo thí (Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ra đề, kiểm tra, coi thi, chấm thi, khảo sát chất lượng…)
- Tham mưu cho Hiệu trưởng về chương trình và phân công giảng dạy của giáo viên. Duyệt kế hoạch ôn luyện thi học sinh giỏi, hoạt động và công tác của các tổ chuyên môn; Kiểm tra công tác sinh hoạt chuyên đề của tổ chuyên môn; tham mưu cho Hiệu trưởng về việc thành lập các đội tuyển học sinh giỏi;
- Tham mưu với Hiệu trưởng về phân phối chương trình, sắp xếp Thời khóa biểu, quản lý điểm trên cơ sở dữ liệu ngành và sổ gọi tên ghi điểm, quản lý dữ liệu hồ sơ thi xét tốt nghiệp;
- Quản lý các loại Hồ sơ nhà trường; Hồ sơ cán bộ, giáo viên, nhân viên; Hồ sơ học sinh; Kiểm tra, nhận xét, phê duyệt các loại hồ sơ thuộc lĩnh vực chuyên môn (Sổ đầu bài, kế hoạch của tổ chuyên môn, Sổ điểm lớp, kế hoạch giảng dạy của giáo viên;
- Quản lý hoạt động thư viện, phong trào Văn hóa đọc của học sinh;
- Quản lý dạy học thực hành, thí nghiệm; Xây dựng kế hoạch rà soát, kiểm tra tình hình bảo quản, sử dụng CSVC;
- Chỉ đạo công tác phổ biến biển đảo, giáo dục pháp luật; công tác tuyên truyền trong nhà trường; Phong trào đọc sách trong cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh;
- Chỉ đạo nhóm giáo viên và học sinh trực nề nếp: Giám sát tình hình thực hiện nề nếp của học sinh;
- Chỉ đạo tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, tham mưu về việc chọn cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn, chuyên đề theo hướng dẫn của Sở, Phòng GDĐT;
- Chỉ đạo các hoạt động TN- HN, ngoài giờ lên lớp khối 9, các chuyên đề ngoại khoá, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện dạy học môn hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp lớp 6,7,8 (Chương trình GDPT 2018);
- Công tác bồi dưỡng thường xuyên, công tác nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến của giáo viên, ghi biên bản các cuộc họp BLĐ;
- Công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Công tác giáo dục hướng nghiệp, khởi nghiệp, phân luồng;
- Công tác phổ cập giáo dục trung học. Thi tuyển sinh vào lớp 10;
- Công tác học sinh, công tác giáo viên chủ nhiệm, quản lý nề nếp học sinh, công tác thi đua các lớp;
- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao;
- Các phong trào thi đua do các cấp, các ngành phát động;
- Công tác Y tế trường học;
- Phụ trách công tác ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong dạy và học của giáo viên và phong trào học tập của học sinh; Điều hành và kiểm tra cập nhật thông tin trên trang thông tin điện tử nhà trường;
- Phụ trách công tác Hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông,công tác tư vấn học đường;
- Phụ trách các câu lạc bộ môn học;
- Phụ trách các câu lạc bộ sở thích; Tổ chức hoạt động các câu lạc bộ STEM, NCKHKT và tổ chức các cuộc thi NCKHKT, STEM; Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao;
- Phụ trách các câu lạc bộ Văn hóa đọc, xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh tích cực;
- Phụ trách công tác theo dõi ngày, giờ công, theo dõi thi đua và đánh giá giáo viên;
- Công tác phối hợp đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, phòng chống tệ nạn xã hội, tội phạm học đường, phòng chống Ma túy - HIV/AIDS. Công tác giáo dục quốc phòng và an ninh, phòng chống bão lụt, phòng chống cháy nổ và dân quân tự vệ trong nhà trường. Công tác lao động, vệ sinh trường học;
- Các cuộc vận động, phong trào thi đua: Xây dựng trường học sáng, xanh, sạch, đẹp. Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu ngành, trường học kết nối. Phụ trách trang thông tin điện tử (Website) nhà trường;
- Thường trực công tác thi đua khen thưởng, chuẩn bị hồ sơ cho việc đánh giá xếp loại, đánh giá chuẩn giáo viên, phân loại công chức, viên chức, xét các danh hiệu thi đua cán bộ, giáo viên, nhân viên hàng năm;
- Thay mặt Hiệu trưởng điều hành các hoạt động, giúp Hiệu trưởng giải quyết những công việc, ký duyệt các hoạt động của cán bộ, giáo viên và các văn bản gửi cấp trên thuộc lĩnh vực phụ trách khi được Hiệu trưởng uỷ quyền, hoặc khi Hiệu trưởng đi vắng.
3. Tổ trưởng chuyên môn
- Giúp Ban Giám hiệu về các hoạt động chuyên môn của tổ, nhóm do mình phụ trách.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ, nhóm, xây dựng các chủ đề dạy học. Tổ chức các hoạt động chuyên đề, tiết dạy thử nghiệm, dạy chuyên đề... trong tổ, nhóm chuyên môn. Tập trung đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường. Tăng cường các hoạt động dự giờ, rút kinh nghiệm để từng bước hoàn thiện kế hoạch dạy học các môn học, hoạt động giáo dục đảm bảo phù hợp với từng đối tượng học sinh.
- Tham gia thanh tra chuyên môn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên theo yêu cầu của Hiệu trưởng.
- Tổ chức các hoạt động tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh giỏi.
- Triển khai các hoạt động chung của nhà trường tới các thành viên của tổ, nhóm chuyên môn. Tổ chức tham gia các phong trào thi đua, viết sáng kiến.
- Tham dự các cuộc họp quan trọng của nhà trường. Tham gia, đóng góp ý kiến vào những chủ trương lớn của nhà trường.
- Tham mưu với Ban Giám hiệu trong việc phân công chuyên môn, đánh giá chuyên môn của các thành viên trong tổ, nhóm.
- Dự giờ thăm lớp của các thành viên trong tổ, nhóm thuộc chuyên môn theo hướng NCBH tối thiểu 2 chủ đề /học kì/. Chỉ đạo nhóm trưởng chuyên môn (đối với những tổ chuyên môn có hai phân môn khác nhau trở lên) dự giờ thăm lớp của các thành viên trong nhóm tối thiểu 1tiết/học kì.
- Chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu về các hoạt động chuyên môn, cũng như chất lượng giảng dạy của tổ, nhóm do mình phụ trách.
4. Đối với Đoàn TN
- Cùng với Ban HĐGDNGLL, HĐTNHN xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động đoàn và phong trào thanh niên kết hợp với hoạt động TNHN, HĐNGLL và các hoạt động ngoại khoá khác gắn với việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho đoàn viên thanh niên.
- Kết hợp cùng các tổ chức đoàn thể khác trong nhà trường trong công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học, tuyên truyền giáo dục pháp luật cho đoàn viên thanh niên.
- Tích cực động viên đoàn viên giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ…
5. Đối với nhân viên Thư viện-Thiết bị
- Có đầy đủ hồ sơ theo công việc chuyên môn đảm nhiệm và trình BLĐ phụ trách ký theo quy định.
- Thực hiện đúng quy định của nhà trường về chuyên môn, đảm bảo ngày công, giờ công, đến trường đúng theo giờ quy định, hoàn thành công việc theo chức trách được giao.
- Sắp xếp thiết bị ngăn nắp, có trách nhiệm bảo quản TBDH, nhất là những thiết bị thực hành, thí nghiệm, đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị.
- Có lịch làm việc hợp lý, khi đi công tác phải báo cáo lãnh đạo trực.
- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về kết quả công việc được giao.
6. Đối với giáo viên
- Thực hiện giảng dạy đúng kế hoạch và chương trình giáo dục.
- Có đầy đủ hồ sơ chuyên môn theo quy định.
- Tích cực tham gia dự giờ đồng nghiệp. Dự đầy đủ các tiết chuyên đề, tiết dạy rút kinh nghiệm.
- Có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của lớp trong tiết dạy, chịu trách nhiệm trước Ban Giám hiệu nếu để xảy ra tình trạng lộn xộn, mất trật tự, mất vệ sinh, khung cảnh sư phạm không đạt yêu cầu trong tiết dạy.
- Có trách nhiệm thông báo kịp thời với Ban Giám hiệu khi có sự cố hoặc những hiện tượng bất thường trong tiết dạy. Không tuỳ tiện cho học sinh nghỉ, không ra sớm vào muộn.
- Có trách nhiệm thông báo thường xuyên về tình hình bộ môn cho giáo viên chủ nhiệm và tổ nhóm chuyên môn, phối hợp với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh trong việc giáo dục đạo đức và tổ chức học tập của học sinh. Không tổ chức lớp dạy thêm cho học sinh khi chưa được sự đồng ý của Hiệu trưởng.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp Hội đồng sư phạm, sinh hoạt tổ, bộ môn, nhóm chuyên môn. Tuân thủ sự điều hành của tổ, nhóm trong các hoạt động chuyên môn.
- Tham gia tích cực vào các phong trào thi đua của trường và của Ngành. Thường xuyên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên của Bộ, Sở; viết và hoàn thành sáng kiến đúng kì hạn.
- Có trách nhiệm tham gia phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi, hướng dẫn học sinh làm đề tài nghiên cứu khoa học kỹ thuật.
- Có trách nhiệm phát hiện học sinh có năng khiếu ở bộ môn mình để tuyển chọn bồi dưỡng tham gia đội tuyển của trường.
- Mọi trường hợp nghỉ cần gửi đơn xin phép Ban Giám hiệu trước 1 ngày và báo cáo với tổ, nhóm trưởng. Trường hợp đột xuất phải báo cáo ngay khi có thể được.
- Nghỉ dạy vì việc riêng phải tự nhờ giáo viên đúng phân môn của mình dạy thay hoặc đổi giờ và phải báo cáo với Ban Giám hiệu. Việc nhờ giáo viên dạy thay chỉ được thực hiện khi đã được sự đồng ý của Ban Giám hiệu. Giáo viên nghỉ dạy vì việc riêng không có người dạy thay sẽ phải bố trí thời gian dạy bù. Trước khi dạy bù phải báo cho tổ, nhóm trưởng biết. Tiết dạy thay sẽ không được tính tiền.
7. Đối với giáo viên chủ nhiệm:
- Cập nhật chính xác, kịp thời, đầy đủ thông tin về học sinh trên cơ sở dữ liệu ngành.
- Ghi sổ chủ nhiệm, học bạ điện tử đầy đủ, chi tiết theo quy định.
- Tổ chức điều hành các hoạt động của lớp; Đánh giá, xếp loại; khen thưởng, kỷ luật học sinh đúng quy định; kịp thời xử lý các vi phạm của học sinh, báo cáo về BLĐ.
- Chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về công tác quản lý lớp chủ nhiệm.
8. Đối với giáo viên tham gia hoạt động kiêm nhiệm
Thực hiện nghiêm túc các quy định về hoạt động kiêm nhiệm do Hiệu trưởng nhà trưởng trưng dụng theo yêu cầu và nhiệm vụ của nhà trường: Trực ban, tham gia công tác văn phòng, khảo thí, tổng hợp kết quả thực hiện nề nếp của giáo viên và học sinh...( có quy định riêng của từng bộ phận, giao cho các đồng chí Phó hiệu trưởng các mảng trực tiếp triển khai và theo dõi).
MÔN GIÁO DỤC ĐỊA PHƯƠNG
STT HỌ VÀ TÊN GV LỚP 6 LỚP 7 LỚP 8 THỜI GIAN
1 Nguyễn Thị Thúy Hạnh Khối 8 tháng 9,10,11,12,1,2,3,4,5
2 Nguyễn Thị Thúy 6A4,5,6 Khối 7 tháng 9,10,11,12,2,3,4,5
3 Nguyễn Thị Thùy Linh 6A1,2,3 tháng 9,10,11,12,2,3,4,5
4 Phạm Mạnh Hà Khối 6 tháng 1
5 Hoàng Văn Thức Khối 7 tháng 1
MÔN HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP KHỐI 6
STT HỌ VÀ TÊN GV LỚP THỜI GIAN GHI CHÚ
1. Nguyễn Thị Thu Phương - Toán 6A1 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
2. Nguyễn Thị Thùy Linh - Ngữ văn 6A2 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
3. Hồ Thị Thu Hường - Toán 6A3 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
4. Đỗ Thị Hương Lan - Toán 6A4 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
5. Lê Thị Hiền - Toán 6A5 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
6. Nguyễn Thị Thúy – Ngữ văn 6A6 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
7. Đỗ Thị Ngọc – Ngữ văn 7A1 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
8. Trần Thanh Hải – Toán 7A2 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
9. Nguyễn Thị Kim Liên – Toán 7A3 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
10. Nguyễn Thị Kim Nhung - Toán 7A4 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
11. Nguyễn Thị Dung - Toán 7A5 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
12. Nguyễn Thị Thúy Hạnh – Ngữ văn 8A1 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
13. Phạm Thị Hạnh - Toán 8A2 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
14. Bùi Thanh Huệ - Toán 8A3 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
15. Đoàn Thị Minh Thảo – Công nghệ 8A4 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
16. Hoàng Doãn Thức 8A5 Tháng 9/2023 -> tháng 5/2024
2. Công tác phối hợp với các bên liên quan
2.1. Phối hợp với các cơ quan ban ngành trên địa bàn làm tốt công tác giáo dục. Cụ thể:
+ Phối hợp với Công an phường Hùng Vương và công an quận tuyên truyền giáo dục pháp luật cho học sinh, đảm bảo an ninh an toàn trường học.
+ Phối hợp cùng địa phương, quận đoàn Hồng Bàng tổ chức và thực hiện tốt các phong trào thanh niên trường học, tổ chức các chuyên đề, phong trào Đền ơn đáp nghĩa, hoạt động tình nguyện, hoạt động từ thiện, khuyến tài khuyến học…
- Phối hợp cùng các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu rõ về những điểm mới của Chương trình giáo dục phổ thông 2018, từ đó đồng hành cùng nhà trường thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ năm học.
- Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường nói riêng và phụ huynh học sinh toàn trường nói chung giáo dục học sinh- đặc biệt đối với những học sinh gặp khó khăn về rèn luyện, học tập hoặc có hoàn cảnh khó khăn.
2.2. Công tác kiểm tra, giám sát
- Kiểm tra đột xuất: BLĐ kết hợp cùng tổ chuyên môn tổ chức kiểm tra đột xuất giáo viên trong tổ (mỗi tháng từ 1-2 đồng chí), với nội dung:
+ Dự giờ tiết dạy không báo trước.
+ Kiểm tra kế hoạch bài dạy tiết dạy.
- Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch kiểm tra của tổ cụ thể, chi tiết và thường xuyên.
- Kiểm tra chuyên đề: Xây dựng kế hoạch thanh kiểm tra nội bộ, kiểm tra chuyên đề các hoạt động chuyên môn.
- 100% CBGV được kiểm tra trong năm học
- Kiểm tra hồ sơ, giờ dạy : ít nhất 4 lượt/ năm (Theo các đợt thi đua + đột xuất)
- Kiểm tra công tác LĐVS 1 lần/ ngày, kiểm tra CSVC chung 1 lần/ tháng
- Xây dựng kế hoạch dự giờ, kiểm tra hồ sơ giáo án: Dự giờ 50% số tiết của tổ. Kiểm tra hồ sơ 100% hồ sơ của giáo viên.
- Thực hiện công tác đánh giá CBGV 1 lần/ tháng, phấn đấu cuối năm
- Kiểm tra chất lượng: Tổ chức tốt các đợt kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ, khảo sát chất lượng ở các khối lớp.
2.3. Chế độ thông tin báo cáo
- Để việc quản lí học sinh được chặt chẽ, giáo viên cần cập nhật danh sách học sinh theo lớp trên CSDL ngành vào đầu năm học.
- Cập nhật kịp thời các hoạt động, thông tin của nhà trường trên trang Web.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kì và đột xuất.
- Thông tin hai chiều kịp thời, báo cáo các mặt hoạt động động của các cá nhân, bộ phận mình chính xác, đúng thời gian quy định về lãnh đạo nhà trường.
Trên đây là kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023 - 2024, Hiệu trưởng yêu cầu các tổ chức, cá nhân chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động cụ thể để triển khai các nội dung kế hoạch đã đã đề ra. Quá trình triển khai nếu có vướng mắc cần báo cáo về Lãnh đạo trường để kịp thời giải quyết./.
- Phòng Giáo dục và Đào tạo (để b.cáo);
Nơi nhận:
- Phòng Giáo dục và Đào tạo (để b.cáo);
- TT Đảng ủy, UBND phường Hùng Vương;
- BGH, HĐSP, Ban ĐDCMHS (để chỉ đạo, phối hợp thực hiện);
- Lưu VT.
HIỆU TRƯỞNG
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2023 - 2024
KẾ HOẠCH THÁNG 8
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung bổ sung Thời gian hoàn thành
1. Kiểm tra, tu sửa cơ sở vật chất: phòng học bộ môn; phòng máy tính và phòng học chung; các thiết bị an toàn về điện, phòng chống cháy, nổ; tu bổ khuôn viên trường...; bố trí đủ nước sạch sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh cho GV, HS. BGH Trước 25/8
2. Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học cho CB, GV. Hiệu trưởng 29/8
3. Tổ chức lên lớp chuyên đề Chương trình GDPT 2018 PHT Trước 26/8
4. Phân công nhiệm vụ của lãnh đạo, giáo viên, nhân viên và kiện toàn các tổ chức trong nhà trường. Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn, tổ văn phòng; thành lập hội đồng TĐKT. Hiệu trưởng 22/8
5. Tổng hợp kết quả thi vào THPT, phân tích kết quả. BGH 31/8
6. Chuẩn bị tổ chức Lễ khai giảng năm học mới. BGH 31/8
7. Tổ, nhóm triển khai xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2023-2024 theo các văn bản hướng dẫn. BGH Trước 31/8
8. Hoàn thành tuyển sinh năm học 2023-2024, trình phòng GD-ĐT phê duyệt BGH 10/8
9. Bổ sung sách, tài liệu cho thư viện, tủ sách pháp luật PT thư viện 31/8
10. Viết tin bài và gửi cho trang Web của Phòng Tổ CM 31/8
11. Điều tra phổ cập Giáo dục năm 2023 Tổ PC 31/8
KẾ HOẠCH THÁNG 9
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Tổ chức cho HS tựu trường và khai giảng năm học mới 2023-2024. BGH 05/9
2 Các tổ chuyên môn bàn giải pháp thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. BGH 10/10
3 Tổ chức dạy học theo chương trình GDTP mới 2018 (lớp 6 ,7,8) và dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh lớp 9. Hiệu trưởng Từ 6/9
4 Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch ôn tập cho học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; thành lập các đội tuyển HSG; kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9 thi vào 10. P. Hiệu trưởng 15/9
5 Thành lập tổ tư vấn tâm lý của trường. Hiệu trưởng 20/9
6 Triển khai thực hiện các nội dung Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, sáng tạo và tự học BGH 25/9
7 Thực hiện việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách HCM”. CBGV 27/9
8 Tổ chuyên môn thảo luận, định hướng, phân công giáo viên hướng dẫn HS nghiên cứu KHKT; triển khai tìm hiểu về giáo dục STEM; thảo luận xây dựng chủ đề dạy học STEM. BGH, TTCM 15/9
9 Hội nghị cán bộ CCVC; Đại hội Liên Đội. BGHTPT Đội 30/9
10 Xây dựng kế hoạch hoạt động tổ chuyên môn, chú trọng sinh hoạt theo hướng nghiên cứu bài học. Duyệt kế hoạch của các Tổ chuyên môn.
PHT, TTCM
28/9
11 Tổ chuyên môn rà soát thiết bị, hóa chất... của các tiết thực hành; đề nghị BGH mua bổ sung, đảm bảo thực hiện đầy đủ hóa chất thiết bị theo yêu cầu của môn học.
Tổ CM 30/9
12 Lập học bạ, sổ Gọi tên và ghi điểm; nhập dữ liệu Sổ đăng bộ, sổ PCGD THCS. HT, GVCN, GV 25/9
13 Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ nhà trường. Hiệu trưởng 25/9
14 Viết tin bài và gửi cho trang Web của PGDĐT Tổ CM 30/9
KẾ HOẠCH THÁNG 10
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Tham gia lập hồ sơ PCGD THCS năm 2023 và xây dựng kế hoạch PCGD THCS năm 2024 của phường Hùng Vương. BGH 27/9
2 Hướng dẫn HS nghiên cứu KHKT, sưu tầm tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu. P.Hiệu trưởng 25/10
3 Kiểm tra và bổ sung các điều kiện đảm bảo cho học sinh tham gia các hoạt động giáo dục tại trường, đặc biệt là nước sạch, công trình vệ sinh, an ninh trường học, nội quy sử dụng... Hiệu trưởng 5/10
4 Chuẩn bị các điều kiện cho học sinh thi thí nghiệm thực hành cấp trường. Thực hiện các giải pháp về kiểm tra thường xuyên, thi nghiêm túc. BGH 10/10
5 Tổ chuyên môn thảo luận cách dạy và thiết kế bài soạn theo chủ đề, theo hướng đánh giá năng lực học sinh, thảo luận xây dựng chủ đề dạy học theo giáo dục STEM. BGH, TTCM 15/10
6 Triển khai Kế hoạch tổ chức thi giáo viên dạy giỏi cấp trường BGH 20/10
7 Tổ chuyên môn thảo luận, dự giờ, rút kinh nghiệm giờ dạy theo tiêu chí đánh giá năng lực học sinh. BGH 30/10
8 Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi, ôn tâp HS L9 thi vào THPT. P.Hiệu trưởng 30/10
9 Tiếp tục dạy học theo chương trình GDPT mới K6,7,8; dạy học theo định hướng phát triển năng lực HS K9. BGH 15/10
10 Viết tin bài và gửi cho trang Web Tổ CM
11 Bổ sung minh chứng vào hồ sơ đánh giá Hiệu trưởng, giáo viên, đánh giá chất lượng trường học. CBQL - GV 30/10
12 Thực hiện kiểm tra nội bộ nhà trường định kỳ. Hiệu trưởng 27/10
KẾ HOẠCH THÁNG 11
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Tiếp tục thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học; Dạy học đổi mới chương trình GDPT . BGH 30/11
2 Tổ chức hoạt động thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. BGH 18/11
3 Tiếp tục hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học chuẩn bị cho cuộc thi Thi khoa học, kỹ thuật cấp thành phố. BGH, Tổ KHTN, Ban chung 30/11
4 Tổ chuyên môn tiếp tục đẩy mạnh đổi mới sinh hoạt tổ CM theo “Nghiên cứu bài học”, trao đổi kinh nghiệm dạy học nội dung khó của từng môn, từng bài học. TTCM 30/11
5 Xây dựng, kiện toàn đội ngũ giáo viên cốt cán các môn học, triển khai thực hiện xây dựng đội ngũ giáo viên cốt cán về đổi mới PPDH và KTĐG. BGH 15/11
6 Tiếp tục thực hiện các nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. BGH 30/11
7 Tổ chức kiểm tra giữa kỳ, đánh giá kết quả. BGH 30/11
8 Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9. BGH 30/11
10 Tiếp tục thi GV dạy giỏi cấp trường. BGH 20/11
11 Trao đổi kinh nghiệm công tác với các trường bạn, tổ chức họp chuyên môn. P.Hiệu trưởng 30/11
12 Hoàn thiện việc tu bổ các công trình, CSVC đáp ứng nhu cầu dạy và học. Hiệu trưởng 30/11
13 Viết tin bài và gửi cho trang Web Tổ CM 20/11
15 Bổ sung minh chứng vào hồ sơ đánh giá Hiệu trưởng, giáo viên, đánh giá chất lượng trường học. CBQL-GV 30/11
16 Tổ chức kiểm tra giữa học kì I BGH Trước 14/11
Thực hiện kế hoạch tự kiểm tra toàn diện nhà trường định kỳ tháng 11. Hiệu trưởng 30/11
KẾ HOẠCH THÁNG 12
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra cuối kỳ. P.Hiệu trưởng 24/12
2 Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. BGH 28/12
3 Tham gia thi Khoa học kỹ thuật cấp thành phố (nếu có) BGH 27/12
4 Tiếp tục thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Anh cho học sinh. P.Hiệu trưởng 15/12
5 Tiếp tục triển khai thực hiện nội dung Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực BGH 28/12
6 Thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH và KTĐG; thực hiện các giải pháp về kiểm tra, thi cuối kỳ nghiêm túc. BGH 31/12
7 Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9 BGH 31/12
8 Tham gia thi HSG lớp 9 cấp thành phố BGH 29/12
9 Tiếp tục chỉ đạo CBQL và giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, quản lý nhà trường. CBQL,GV, NV 31/12
10 Đẩy mạnh các giải pháp phòng, chống dịch bệnh trong trường học BGH 25/12
11 Tổ chức thi thí nghiệm thực hành cấp trường và chọn sản phẩm đăng ký dự thi cấp thành phố BGH 25/12
12 Viết tin bài và gửi cho trang Web Tổ CM 31/12
13 Tổ chức thi cuối kỳ nghiêm túc. BGH 31/12
14 Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra toàn diện nhà trường định kỳ tháng 12. Hiệu trưởng 30/12
KẾ HOẠCH THÁNG 01
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Hoàn thành chương trình HKI trước 16/1
BGH 15/01
2 Tổ chức xét duyệt 2 mặt giáo dục học kỳ I, nhập kết quả học kỳ I vào học bạ. BGH 07/01
3 Tổ chức sơ kết học kỳ I; triển khai NVHKII BGH 13/01
4 Tổ chức họp cha mẹ học sinh thông báo kết quả học tập học kỳ I. BGH 11/01
5 Tiếp tục thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Anh cho học sinh. P.Hiệu trưởng 31/01
6 Nộp báo cáo sơ kết học kỳ I và thống kê chất lượng giáo dục Hiệu trưởng 13/01
7 - Tiếp tục thực hiện nội dung Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực
- Tiếp tục thực hiện thi đua và giáo dục tư tưởng HS BGH 31/01
8 Tiếp tục thực hiện hiệu quả đổi mới PPDH và KTĐG năm học 2022 - 2023. Tổ chức đánh giá việc thực hiện các giải pháp về kiểm tra, thi trong học kỳ I, các giải pháp thực hiện ở kỳ II. BGH 31/01
9 Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9 BGH 31/01
10 Xây dựng và tổ chức thực hiện thi GV chủ nhiệm giỏi cấp trường. BGH 25/01
10 Đánh giá chất lượng công tác và thành tích cá nhân trong học kỳ 1. BGH 09/01
11 Tiếp tục bồi dưỡng HSG tham gia các cuộc thi theo KH của nhà trường và Phòng GD-ĐT TP. BGH 30/01
12 Viết và gửi bài cho trang Web của Phòng Tổ CM 31/01
13 Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra toàn diện nhà trường định kỳ tháng 01. Hiệu trưởng 31/01
14 Xây dựng kế hoạch tổ chức bảo vệ và trực Tết Nguyên Đán. Hiệu trưởng 18/01
KẾ HOẠCH THÁNG 2
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1. Tiếp tục bồi dưỡng HSG tham gia các cuộc thi theo KH của nhà trường và Phòng GD-ĐT BGH 28/02
2. Tiếp tục soạn giảng theo hướng phát triển năng lực học sinh; dạy học theo chương trình GDPT mới cho HS L6. BGH 28/02
3. Tiếp tục thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Anh cho học sinh. P.Hiệu trưởng 28/02
4. Tổ chuyên môn sinh hoạt theo hướng Nghiên cứu bài học; thảo luận các chuyên đề dạy học... TTCM 28/02
5. Tiếp tục thực hiện nội dung Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực BGH 28/02
6. Tiếp tục thực hiện kế hoạch đổi mới PPDH và KTĐG; thực hiện các giải pháp về kiểm tra nghiêm túc. BGH 28/02
7. Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9. BGH 28/02
8. Thực hiện thi đua dạy tốt- học tốt gắn với giáo dục chính trị, tư tưởng cho CBGV và đạo đức học sinh BGH 28/02
9. Viết và gửi bài cho trang Web Tổ CM 28/02
10. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao cho HS, GV. BGH 25/02
11. Đẩy mạnh việc ổn định và nâng cao nền nếp chuyên môn nhà trường, ý thức tự giác học tập của học sinh; đặc biệt sau thời gian nghỉ Tết. BGH 28/02
12. Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra toàn diện nhà trường định kỳ tháng 02/2024. Hiệu trưởng 28/02
KẾ HOẠCH THÁNG 3/2024
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, các sân chơi trí tuệ cho học sinh TPT Đội, Đoàn TN 36/3
2 Tổ chức kiểm tra giữa kỳ II cho HS các khối lớp BGH 19/3
3 Kiểm tra lần 1 hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THCS. BGH 20/3
4 Tiếp tục thực hiện đổi mới soạn giảng theo hướng phát triển năng lực HS; dạy học chương trình GDPT mới cho HSL6 BGH 31/3
5 Tiếp tục thực hiện nội dung Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực BGH 31/3
6 Tiếp tục thực hiện hiệu quả đổi mới PPDH và KTĐG. Báo cáo kết quả thực hiện các chuyên đề, các nghiên cứu sư phạm ứng dụng BGH 31/3
7 Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; thực hiện kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9. BGH 31/3
8 Tổ chức các hoạt động chào mừng Ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. BGH 31/3
9 Tổ chức thực hiện sinh hoạt chuyên môn liên/cụm trường; tổ CM sinh hoạt theo Nghiên cứu bài học. Thiết kế chủ đề dạy học STEM. TPT Đội, Đoàn TN 26/3
10 Thi HSG cấp tỉnh (9 môn) đối với HS lớp 9,Thi thí nghiệm- thực hành cấp Tỉnh (nếu có) BGH
30/3
11 Tổ chức tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh cuối cấp. BGH 7/3
12 Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra toàn diện nhà trường định kỳ tháng 3. Hiệu trưởng 25/3
13 Viết và gửi bài cho trang Web của Phòng Tổ CM 20/3
KẾ HOẠCH THÁNG 4/2024
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra cuối kỳ II. PHT 10/4
2 Xây dựng kế hoạch tổ chức xét TN THCS, báo cáo Phòng và UBND. Hiệu trưởng 20/4
3 Kiểm tra lần 2 hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THCS. Nhập dữ liệu xét tốt nghiệp THCS. BGH 27/4
4 Thông báo Quy chế xét tốt nghiệp cho cha mẹ HS và học sinh các lớp cuối cấp THCS, Quy chế tuyển sinh vào THPT. Hiệu trưởng 29/4
5 Tổ chức tự đánh giá trường theo các tiêu chí của năm học do Phòng GD-ĐT ban hành. BGH 25/4
6 Tiếp tục thực hiện nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. BGH 29/4
7 Tiếp tục thực hiện hiệu quả đổi mới PPDH và KTĐG. Thực hiện các giải pháp về kiểm tra, thi nghiêm túc.Tổ chức dạy chủ đề STEM. BGH 29/4
8 Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9. BGH 28/4
9 Rà soát, đánh giá, dự kiến phân loại kết quả học tập 3 môn Ngữ văn, Toán, T.Anh của HS lớp 9, tư vấn, phân luồng hướng nghiệp cho HS trước khi kết thúc năm học. BGH, GV dạy môn Văn, Toán, GVCN lớp 9
29/4
10 Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra toàn diện của nhà trường năm học 2023 - 2024. Hiệu trưởng 29/4
11 Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh theo chương trình mới, chuẩn bị điều kiện khảo sát đầu ra lớp 9. P.Hiệu trưởng 29/4
KẾ HOẠCH THÁNG 5/2024
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Tổ chức kiểm tra cuối kỳ II theo kế hoạch. BGH 18/5
2 Hoàn thành chấm điểm cả năm học. Xét lên lớp và ghi kết quả vào học bạ. BGH 27/5
3 Tiếp tục triển khai kế hoạch xét TN THCS. BGH 20/5
4 Tổ chức đánh giá hiệu trưởng và giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Đánh giá, xếp loại viên chức. CBQL-GV 27/5
5 Triển khai công tác trong hè năm 2022: Ôn tập, phụ đạo học sinh, xây dựng cơ sở vật chất, phòng chống thiên tai, sinh hoạt hè cho HS, bồi dưỡng giáo viên… BGH 31/5
6 Tiếp tục thực hiện các cuộc vận động và nội dung “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. BGH 31/5
7 Tổ chức đánh giá đầu ra cho học sinh lớp 9 học theo chương trình Tiếng Anh mới của Đề án. PHT GV T.Anh Theo KH của PGDĐT
8 Tiếp tục tổ chức thực hiện kế hoạch dạy phụ đạo học sinh yếu, kém và bồi dưỡng học sinh giỏi; kế hoạch ôn tập cho HS lớp 9. BGH 20/5
9 Hoàn thiện việc xét duyệt kết quả năm học, hồ sơ học sinh lớp cuối cấp theo quy định. BGH 25/5
10 Tổ chức tổng kết năm học; tổ chức hội nghị cha mẹ học sinh cuối năm học và lễ ra trường cho học sinh lớp 9. BGH 30/5
11 Tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra toàn diện nhà trường định kỳ tháng 5. Hiệu trưởng 20/5
12 Viết và gửi bài cho trang Web của PGD&ĐT. Tổ CM 20/5
13 Tổ chức đánh giá việc hoàn thành chương trình BDTX của từng giáo viên theo hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT, Phòng GD&ĐT. BGH 25/5
KẾ HOẠCH THÁNG 6/2024
A. PHẦN KẾ HOẠCH BẮT BUỘC
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Xét danh hiệu thi đua trong năm học; tổ chức chấm SKKN hoặc KHSPUD. Nộp hồ sơ thi đua khen thưởng của cá nhân và tập thể cho Phòng HĐ thi đua 5/6
2 Tổng kết, đánh giá việc thực hiện các giải pháp về kiểm tra, thi cử nghiêm túc và thực hiện đổi mới phương pháp dạy học trong năm học. BGH 3/6
3 Nộp báo cáo tổng kết năm học và thống kê chất lượng 2 mặt giáo dục. Hiệu trưởng 4/6
4 Phê duyệt học bạ, lưu trữ theo quy định hồ sơ sổ sách của cá nhân và tập thể. BGH 5/6
5 Thông báo tuyển sinh đầu cấp, nhận hồ sơ học sinh. BGH 10/6
6 Tham gia tuyển sinh đầu cấp. HĐ tuyển sinh 10/6
7 Thông báo kết quả tuyển sinh đầu cấp, báo cáo cơ quan quản lý. Hiệu trưởng 25/6
8 Tham gia thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CBQL, GV và nhân viên hè năm 2024 (nếu có). BGH 25/6
Ghi chú(1) Ghi mức độ hoàn thành công việc: Đã hoàn thành (Đ); đã triển khai tổ chức thực hiện nhưng chưa hoàn thành chuyển sang tháng sau tiếp tục thực hiện (Ch); chưa tổ chức thực hiện chuyển tháng sau (C); không tổ chức thực hiện (K).
KẾ HOẠCH THÁNG 7/2024
A. PHẦN KẾ HOẠCH BẮT BUỘC
STT Nội dung công việc Người phụ trách hoặc thực hiện Thời gian hoàn thành Nội dung cần bổ sung Thời gian hoàn thành
1 Tiếp tục tham gia thực hiện kế hoạch bồi dưỡng CBQL, giáo viên và nhân viên hè năm 2024 BGH 29/7
2 Tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyển sinh THCS BGH 31/7
3 Kiểm kê, sắp xếp thiết bị dạy học, thư viện BGH 31/7
4 Tổ chức thực hiện kế hoạch tu sửa cơ sở vật chất nhà trường BGH 31/7
5 Tu sửa cơ sở vật chất trong hè Hiệu trưởng 30/7
6 Thực hiện kế hoạch trực hè; phòng chống bão lũ, thiên tai, hỏa hoạn ... BGH 30/7
Ghi chú(1) Ghi mức độ hoàn thành công việc: Đã hoàn thành (Đ); đã triển khai tổ chức thực hiện nhưng chưa hoàn thành chuyển sang tháng sau tiếp tục thực hiện (Ch); chưa tổ chức thực hiện chuyển tháng sau (C); không tổ chức thực hiện (K).