UBND QUẬN HỒNG BÀNG
TRƯỜNG THCS HÙNG VƯƠNG
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
|
Số:82/KH-THCSHV
|
Hồng Bàng, ngày 08 tháng 9 năm 2022
|
KẾ HOẠCH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
Năm học 2022-2023
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo; Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông 2018; Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường;
Căn cứ Công văn số 2766/SGDĐT-TrH ngày 31/8/2022 của Sở GD&ĐT Hải Phòng về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục trung học năm học 2022-2023; Công văn số 265/PGD&ĐT ngày 07/9/2022 của Phòng GD&ĐT Hồng Bàng về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS năm học 2022-2023.
Trường THCS Hùng Vương xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường năm học 2022-2023 cụ thể như sau:
I. BỐI CẢNH VÀ ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Bối cảnh bên ngoài
1.1. Thời cơ
- Đảng và Nhà nước có chủ trương rõ ràng về việc chỉ đạo thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GDĐT) thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
- Các Bộ, Ban, Ngành đều hiểu được sự cần thiết phải thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông để thay đổi vận mệnh và sự phát triển của quốc gia. Các Bộ đã có những phối hợp để có văn bản hướng dẫn các địa phương thực hiện các điều kiện như xây dựng cơ sở vật chất (CSVC), trang thiết bị dạy học; chế độ tiền lương cho giáo viên, chế độ học sinh vùng khó khăn, người dân tộc.
- Chương trình (CT) giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 là chương trình mở, tăng tính chủ động cho nhà trường.
- Sự phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin (CNTT) 4.0 và sự tuyên truyền của các cấp và nhà trường nên xã hội và phụ huynh học sinh (PHHS) nắm bắt được lộ trình và các điều kiện cần có để đáp ứng thực hiện đổi mới CT GDPT 2018.
- Các cấp lãnh đạo Đảng, chính quyền rất quan tâm đến việc phát triển giáo dục tại địa phương.
- Chính quyền địa phương luôn quan tâm đến các hoạt động giáo dục của nhà trường. Đảm bảo an ninh trật tự trường học, giáo dục an toàn giao thông (ATGT), các hoạt động ngoại khóa - trải nghiệm…
1.2. Thách thức
- Học sinh nhà trường chủ yếu là con em gia đình bố mẹ là công nhân tại các khu công nghiệp, khoảng 6% có điều kiện kinh tế khó khăn, cha mẹ ly hôn, ở với ông bà nên việc quan tâm và quản lý con em trong việc tự học, tự nghiên cứu bài ở nhà còn hạn chế.
- Khoảng 30% phụ huynh nhận thức chưa đầy đủ về tầm quan trọng của việc học tập của con em mình.
- Thiết bị dạy học của nhà trường chưa đủ chưa đảm bảo phục vụ cho dạy học chương trình GDPT 2018.
2. Bối cảnh bên trong
2.1. Điểm mạnh
- Nhà trường có đủ số phòng học đảm bảo mỗi lớp có 01 phòng học riêng, có 01 phòng học bộ môn Tin học; có phòng máy tính dành cho học sinh thực hành, có mạng internet, màn hình Tivi thông minh thuận lợi cho việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và dạy học.
- Có 94,0% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo (Đại học 96,4%, thạc sỹ 12%).
- Có 31% giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp quận trở lên; có 02 CBQL được tham gia bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 do BGD tổ chức đã hoàn thiện modun3.
- Cán bộ quản lý nhà trường công tác lâu năm có nhiều kinh nghiệm, biết tranh thủ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo các cấp và tập hợp được các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo lập được sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng.
- Đại đa số học sinh ngoan hiền, lễ phép; Có khoảng 80% học sinh có ý thức tốt trong học tập và rèn luyện.
2.2 Điểm yếu
- Tỷ lệ giáo viên/lớp chưa đảm bảo về cơ cấu theo quy định.
- Một số giáo viên chưa nắm vững lý luận dạy học đáp ứng năng lực, phẩm chất người học.
- Sân chơi, bãi tập còn hẹp ảnh hưởng đến hoạt động vui chơi và luyện tập thể dục thể thao.
- Thiếu nhân viên thiết bị, 01 nhân viên văn thư, 01 giáo viên dạy môn KHTN, 01 giáo viên dạy môn KHXH.
3. Định hướng xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường
3.1. Quy mô số lớp, số học sinh toàn trường năm học 2022-2023
Khối lớp
|
Số lớp, số học sinh
|
Số lớp
|
Số học sinh
|
Tổng số
|
Nữ
|
Dân tộc thiểu số
|
Nữ dân tộc thiểu số
|
6
|
5
|
232
|
98
|
0
|
0
|
7
|
5
|
196
|
90
|
01
|
01
|
8
|
5
|
256
|
114
|
0
|
0
|
9
|
5
|
231
|
108
|
0
|
0
|
Tổng
|
20
|
915
|
410
|
01
|
01
|
3.2. Bố trí phòng học, phòng học bộ môn và các phòng chức năng Phòng học
Phòng học: Có 20 phòng học đảm bảo 1 lớp/ 1 phòng
Phòng học bộ môn: 01 phòng môn Tin học, 01 phòng học thực hành môn Công nghệ
Phòng chức năng: 01 phòng thư viện, 01 phòng đọc sách giáo viên, 01 phòng giáo viên, 01 phòng thiết bị, 01 phòng Hiệu trưởng, 01 phòng Phó hiệu trưởng, 01 phòng Kế toán - Văn thư, 01 phòng Truyền thống - Đoàn-Đội, 01 phòng Hội đồng.
3.3. Định hướng thực hiện chương trình dạy học:
Khối lớp 6,7 (10 lớp): Thực hiện CT GDPT năm 2018 (Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018), thực hiện dạy học môn tự chọn Tiếng Nhật với lớp 6A5 (không dạy Tự chọn với các lớp 6 còn lại). Tổ chức dạy học 6 buổi/tuần vào buổi sáng, buổi chiều tổ chức dạy bồi dưỡng 3 buổi/tuần các môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh.
Khối lớp 8, 9 (10 lớp): Thực hiện CT GDPT 2006 hiện hành (Thông tư số 16/2006/TT-BGDĐT ngày 05/5/2006). Tổ chức dạy học 6 buổi/tuần vào buổi sáng. Buổi chiều dạy bồi dưỡng 3 buổi/tuần với lớp 8; 4 buổi/tuần đối với lớp 9.
3.4. Định hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp:
* Hoạt động trải nghiệm:
- Mỗi tuần thực hiện 01 tiết chào cờ và sinh hoạt toàn trường 01 tiết sinh hoạt lớp vào sáng thứ Hai và một tiết sinh hoạt cuối tuần tổng cộng 70 tiết;
- Số tiết còn lại tổ chức dạy học trải nghiệm theo một số chủ đề:
Tháng 9: Chủ đề “An toàn giao thông và phòng chống ma túy học đường” Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa, phối hợp với công an xã tổ chức tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ.
Tháng 10: Chủ đề "Chăm ngoan, học giỏi".
Tháng 11: Chủ đề “Tôn sư trọng đạo”. Hình thức tổ chức: Múa hát thăm hỏi chúc mừng thầy cô.
Tháng 12: Chủ đề “Uống nước nhớ nguồn”. Hình thức tổ chức: Học sinh viếng nghĩa trang liệt sĩ, nghe Hội cựu chiến binh quận nói chuyện truyền thống quân đội nhân dân Việt Nam.
Tháng 01/2023: Chủ đề “Ngày hội bánh chưng xanh”. Hình thức tổ chức: Học sinh trải nghiệm cách gói bánh chưng. Tìm hiểu về sự tích bánh dày bánh chưng.
Tháng 3/2023: Chủ đề "Tiến bước lên Đoàn". Tổ chức học lớp cảm tình đoàn, kết nạp đoàn viên mới, tham gia các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Tháng 4/2023: Chuyên đề cấp thành phố “La bàn hướng nghiệp – Kiến tạo tương lai”.
Tháng 5/2023: Chuyên đề “Thiếu nhi với Bác Hồ”.
* Công tác hướng nghiệp: Xây dựng các chủ đề dạy học hướng nghiệp trong năm học
TT
|
Nội dung
|
Biện pháp
thực hiện
|
Thời gian
|
Phân công
|
Kết quả
|
Điều chỉnh
|
1
|
Bài 1: Chủ đề 1
Ýnghĩa, tầm quan trọng của việc chọn nghề ở cơ sở
|
Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề (thời gian 1 tiết)
|
Tháng 9/2022
|
GVCN
|
|
|
2
|
Bài 1: Chủ đề 2
Tìm hiểu năng lực của bản thân và truyền thống nghề nghiệp của gia đình
|
Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết)
|
Tháng 10/2022
|
GVCN
|
|
|
3
|
Bài 1: Chủ đề 3
Thế giới nghề nghiệp quanh ta.
|
Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết)
|
Tháng 11/2022
|
GVCN
(Mời chuyên gia về nói chuyện)
|
|
|
4
|
Bài 2: Chủ đề 1
Tư vấn hướng nghiệp.
|
Thăm một số đơn vị sản xuất trên địa bàn thành phố
|
Tháng 12/2022
|
CĐ GV GVCN
ĐDCMHS
|
|
|
5
|
Bài 2: Chủ đề 2
Định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đất nước.
|
Hội thảo lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết)
|
Tháng 01/2023
|
Mời lãnh đạo địa phương tham gia
GVCN
|
|
|
6
|
Bài 2: Chủ đề 3
Tìm hiểu thông tin về thị trường lao động.
|
Thảo luận lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết)
|
Tháng 02/2023
|
GVCN
|
|
|
7
|
Bài 3: Chủ đề 1
Tìm hiểu thông tin một số nghề phổ biến ở địa phương.
|
Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề.
( Mời các bác làm nghề tò he)
|
Tháng 03/2023
|
GVCN
|
|
|
8
|
Bài 3: Chủ đề 2
Tìm hiểu hệ thống giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp của Trung ương và địa phương. (Tuyển sinh trình độ THCS)
|
Dự kiến
-Thăm một xưởng sản xuất tại khu CN Tràng Duệ
- Mời các trường CĐ nghề tư vấn.
- Tổ chức chuyên đề cấp Thành phố
|
Tháng 04/2023
|
GVCN
TPT, BTCĐ
|
|
|
9
|
Bài 3: Chủ đề 3
Các hướng đi sau tốt nghiệp.
|
Sinh hoạt tập thể lớp theo nội dung chủ đề
(thời gian 1 tiết)
|
Tháng 04/2023
|
GVCN
BGH
(Có KH)
|
|
|
* Tổ chức dạy học tích hợp: Đầu năm học nhà trường chỉ đạo các tổ nhóm chuyên môn xây dựng các chủ đề dạy tích hợp, chỉ đạo việc dạy học phân hóa phù hợp với đối tượng học sinh.
3.5. Định hướng thực hiện nội dung giáo dục địa phương cho học sinh khối 6, 7, 8, 9:
-Tổ chức dạy học chương trình giáo dục địa phương 1 tiết/tuần.
- Hình thức tổ chức dạy học: Dạy học trên lớp, dạy học trải nghiệm.
- Nội dung trải nghiệm:
+ Thăm di tích lịch sử của Hải Phòng
+ Thăm khu kinh tế
+ Thăm khu hành chính của quận Hồng Bàng
+ Thăm Bảo tàng thành phố.
Dạy những vấn đề cơ bản về văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, xã hội, môi trường của địa phương.
II. MỤC TIÊU GIÁO DỤC CỦA NHÀ TRƯỜNG
1. Mục tiêu chung
Sau khi học xong cấp THCS học sinh có đủ phẩm chất và năng lực quy định tại chương trình giáo dục bậc học, học sinh biết điểu chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội, biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng, có hiểu biết ban đầu về các ngành nghề và có ý thức hướng nghiệp để tiếp tục học lên trung học phổ thông, học nghề hoặc tham gia vào cuộc sống lao động.
Dự kiến đến năm 2023 trường THCS Hùng Vương thẩm định đạt chuẩn kiểm định chất lượng ở mức 2, trường chuẩn quốc gia cấp 1, xây dựng môi trường giáo dục chuyên nghiệp, chất lượng, cảnh quang trường học đẹp, xứng đáng là đơn vị về chất lượng giáo dục của cấp THCS quận Hồng Bàng, trường học hạnh phúc.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đối với học sinh lớp 6,7 thực hiện CT GDPT 2018, kết quả đạt được:
+ Về năng lực
Kết quả
|
Tự chủ và tự học
|
Giáo tiếp và hợp tác
|
Giải quyết vấn đề và sáng tạo
|
Năng lực đặc thù
|
Ngôn ngữ
|
Toán học
|
Khoa học
|
Công nghệ
|
Tin học
|
Thẩm mĩ
|
Thể chất
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
%
|
56
|
44
|
66
|
34
|
56
|
44
|
61
|
39
|
56
|
44
|
56
|
44
|
66
|
34
|
61
|
39
|
61
|
39
|
77
|
23
|
+ Về phẩm chất
Kết quả
|
Yêu nước
|
Nhân ái
|
Chăm chỉ
|
Trung thực
|
Trách nhiệm
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
Tốt
|
Đạt
|
%
|
100
|
0
|
100
|
0
|
87,4
|
12,6
|
100
|
0
|
87,4
|
12,6
|
- Đối với các lớp 8, 9
+ Đảm bảo 100% học sinh trong độ tuổi ra lớp, không có học sinh bỏ học giữa chừng.
+ Học sinh xếp loại về phẩm chất: Tốt 85%; Khá 15%; TB 00%.
+ Học sinh xếp loại về năng lực: Giỏi 25%; Khá 40%; TB 31,5%; Yếu + Kém 3,5%.
+ 100% học sinh lớp 9 TN THCS.
+ Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS học tiếp lên THPT đạt 70%, học nghề đạt 30% (tổng số học sinh toàn khối)
+ Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp: huy động từ 90% trở lên học sinh tham gia và đạt kết quả khá, tốt.
+ Tổ chức được 04 hoạt động giáo dục kỹ năng sống/ năm học, đảm bào 100% học sinh cần hỗ trợ được nhà trường đáp ứng.
+ Tỉ lệ học sinh đạt học sinh giỏi cấp trường 3% đến 4%, cấp quận 3%, cấp thành phố 0,5 – 1% (trên tổng số học sinh của khối)
- Các danh hiệu thi đua:
+ Chiến sĩ thi đua cơ sở : 07 người.
+ Nhà trường đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc.
+ Liên đội mạnh cấp thành phố.
+ Công đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
+ Chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC NHÀ TRƯỜNG
1. Hoạt động chính khóa
1.1. Đối với khối lớp 6,7
Phụ lục: Học kỳ I
MÔN/TUẦN
|
Tuần 1
|
Tuần 2
|
Tuần 3
|
Tuần 4
|
Tuần 5
|
Tuần 6
|
Tuần 7
|
Tuần 8
|
Tuần 9
|
Tuần 10
|
Tuần 11
|
Tuần 12
|
Tuần 13
|
Tuần 14
|
Tuần 15
|
Tuần 16
|
Tuần 17
|
Tuần 18
|
Tổng
thời
lượng/
môn
|
Ngữ văn
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
72
|
Toán
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
72
|
Tiếng Anh
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
54
|
GDCD
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
18
|
Lịch sử
và địa lý
|
Lịch sử
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
27
|
Địa lý
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
27
|
Khoa học
tự nhiên
|
Hóa
|
4
|
3
|
|
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
31
|
Lý
|
|
1
|
4
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
9
|
Sinh
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
32
|
Công nghệ
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
18
|
Tin học
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
18
|
GDTC
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
36
|
Nghệ
thuật
|
Âm
nhạc
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
18
|
Mĩ
thuật
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
18
|
HĐTN
HN
|
CC+
SHL
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
36
|
TN CĐ
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
18
|
GDĐP
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
18
|
Tổng số tiết
bắt buộc/
tuần
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
529
|
Ghi chú: Trải nghiệm, hướng nghiệp: Thực hiện 7 tiết/chủ đề
Học kỳ II
MÔN/TUẦN
|
Tuần 19
|
Tuần 20
|
Tuần 21
|
Tuần 22
|
Tuần 23
|
Tuần 24
|
Tuần 25
|
Tuần 26
|
Tuần 27
|
Tuần 28
|
Tuần 29
|
Tuần 30
|
Tuần 31
|
Tuần 32
|
Tuần 33
|
Tuần 34
|
Tuần 35
|
|
Tổng
thời
lượng/
môn
|
Ngữ văn
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
|
68
|
Toán
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
|
68
|
Tiếng Anh
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
3
|
|
51
|
GDCD
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
17
|
Lịch sử
và địa lý
|
Lịch sử
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
|
26
|
Địa lý
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
1
|
1
|
1
|
1
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
26
|
Khoa học
tự nhiên
|
THKHTN
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Lý
|
|
|
|
|
|
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
|
44
|
Sinh
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
4
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
24
|
Công nghệ
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
17
|
Tin học
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
17
|
GDTC
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
34
|
Nghệ
thuật
|
Âm
nhạc
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
17
|
Mĩ
thuật
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
17
|
HĐTN
HN
|
CC+
SHL
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
2
|
|
34
|
TN CĐ
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
17
|
GDĐP
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
1
|
|
17
|
Tổng số tiết
bắt buộc/
tuần
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
29
|
|
484
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.2 Đối với khối 8, 9
TT
|
Môn
|
Số tiết thực hiện các môn của các khối lớp
|
Lớp 8
|
Lớp 9
|
Ghi chú
|
1
|
Toán
|
140
|
140
|
|
2
|
Ngữ văn
|
140
|
175
|
|
3
|
Vật lí
|
35
|
70
|
|
4
|
Hóa học
|
70
|
70
|
|
5
|
Sinh học
|
70
|
70
|
|
6
|
Lịch Sử
|
53
|
53
|
|
7
|
Địa lí
|
53
|
53
|
|
8
|
Tiếng Anh
|
105
|
105
|
|
9
|
Công nghệ
|
53
|
35
|
|
10
|
Tự chọn
|
70
|
70
|
|
11
|
GDCD
|
35
|
35
|
|
12
|
Thể dục
|
70
|
70
|
|
13
|
Mĩ thuật
|
35
|
18
|
Lớp 9 dạy ở HK2
|
14
|
Âm nhạc
|
35
|
18
|
Lớp 9 dạy ở HK 1
|
2. Hoạt động trải nghiệm
2.1. Đối với lớp 6,7
Thời gian
(tháng)
|
Chủ điểm
|
Nội dung trọng tâm
|
Hình thức tổ chức
|
Thời gian thực hiện (ngày)
|
Người thực hiện
|
Lực lượng cùng tham gia
|
Số tiết thực hiện
|
9
|
ATGT và phòng chống ma túy học đường
|
Tuyên truyền việc chấp hành đúng Luật GTĐB, cảnh giác đề phòng ma túy
|
Sân khấu hóa: Hoạt cảnh, kịch
|
Tuần 2 tháng 9
|
BGH, TPT
GVCN
|
GVCN lớp 6, GV GDCD
|
6
|
11
|
Trường em sạch đẹp, an toàn
|
Vệ sinh trường lớp, trồng chăm sóc bồn hoa cây cảnh
|
Thu gom rác thải nhựa và tận dụng thành vật dụng; trồng hoa và chăm sóc
|
Tuần 3 tháng 11
|
BGH, TPT, GVCN
|
GV Sinh học, GV Hóa học
|
6
|
12
|
Uống nước nhớ nguồn
|
Lao động dọn vệ sinh NTLS và viếng NTLS, nghe nói chuyện về truyền thống QĐNDVN
|
Tập trung học sinh khối 6
|
Tuần 4 tháng 12
|
TPT, mời CT hội CCB xã
|
BGH, Đoàn TN, GVCN, HS
|
6
|
01
|
Ngày hội bánh chưng xanh
|
Học sinh trải nghiệm cách gói bánh chưng, nghe kể chuyện về sự tích bánh dày, bánh chưng
|
Tổ chức tại trường, HS làm theo hướng dẫn, GV kể chuyện HS nghe
|
Tuần 1 tháng 01
|
TPT, Đoàn TN, GVCN
|
BGH, GV toàn trường
|
6
|
4
|
Ngày hội đọc sách
|
Thi kể chuyện theo sách
|
Tổ chức thi giữa các lớp
|
Tuần 3 tháng 4
|
NV thư viện
|
GV toàn trường
|
6
|
5
|
|
|
|
Tuần 1 tháng 5
|
GVCN
|
GV công nghệ
|
5
|
Tổng số tiết
|
35
|
2.2. Đối với khối lớp 8, 9
Tháng
|
Chủ điểm
|
Nội dung trong tâm
|
Hình thức tổ chức
|
Thời gian thực hiện
|
Người thực hiện
|
Lực lượng phối hợp
|
Tháng 11
|
Tôn sư trọng đạo
|
Thi cắm hoa
|
Toàn trường
Mỗi lớp
1 đội
( 3 HS)
|
Sáng 20/11
|
BGH, TPT, GVCN
|
Các đoàn thể, giáo viên, nhân viên
|
Tháng 12
|
Uống nước nhớ nguồn
|
Viếng nghĩa trang liệt sĩ, nói chuyện truyền thống ngày quốc phòng toàn dân
|
Toàn trường
|
Sáng 22/12
|
Mời Cựu chiến binh tiêu biểu của xã
|
BGH, Đoàn TN, GVCN, GV toàn trường
|
Tháng 3
|
Tiến bước lên Đoàn
|
Tổ chức Các trò chơi dân gian, Thi tiếng hát đội viên
|
Toàn trường
|
Sáng 26/3
Tối 26/3
|
Bí thư Đoàn TN, TPT
|
BGH, GVCN, GV, NV toàn trường
|
Tháng 4
|
Hòa bình hữu nghị
|
Tổ chức ngày hội đọc sách, Tổ chức cuộc thi tìm hiểu chiến thắng 30/4 lịch sử
|
Toàn trường
|
Sáng 01/4
|
TPT
|
BGH, GVCN, GV toàn trường
|
3. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
3.1. Bồi dưỡng học sinh giỏi
- Tổ chức thi chọn học sinh giỏi cấp trường (có kế hoạch riêng). Trên cơ sở đó thành lập đội tuyển, tổ chức bồi dưỡng đội tuyển tham gia dự thi cấp quận.
Lớp 6, 7,8 thi ba bộ môn Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh; lớp 9 thi môn: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Tin học. Phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm phụ trách công tác bồi dưỡng.
3.2. Phụ đạo học sinh yếu kém
- Giáo viên lập danh sách học sinh chưa đạt ba môn Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn. Trên cơ sở đó Phó hiệu trưởng phân công giáo viên có khả năng và kiên trì, nhiệt tình phụ trách phụ đạo và được tính trong việc tinh giảm tiết dạy
- Các môn khác có HS yếu sẽ phụ đạo ngay trong giờ dạy.
4. Hoạt động ngoại khóa, giáo dục NGLL
- Tổ chức tìm hiểu về các ngày truyền thống của nhà trường, các ngày lễ dành cho thầy cô, cha mẹ.
- Các chương trình trải nghiệm, nói chuyện chuyên đề, giáo lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao.
- Tổ chức cho học sinh tham gia trải nghiệm thực tế tại nơi có ý nghĩa như Đình Làng Cam Lộ, nhà tưởng niệm anh hùng liệt sĩ Nguyễn Đức Cảnh, khu Đền Liệt Sĩ quận Hồng Bàng…
- Cho học sinh trải nghiệm về việc bảo vệ vệ sinh môi trường, sử dụng nhà vệ sinh đúng cách, hợp vệ sinh.
5. Câu lạc bộ
5.1. Câu lạc bộ Tiếng Anh.
- Mỗi tháng tổ chức cho học sinh sinh hoạt 01 lần.
- Nội dung, hình thức do nhóm bộ môn Tiếng Anh tham mưu, thực hiện.
5.2. Câu lạc bộ Tiếng nhật
- Kết hợp với trung tâm Tiếng nhật tổ chức cho học sinh học vào chiều thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần.
5.3. Câu lạc bộ thể thao.
- Tổ chức câu lạc bộ bóng bàn, cầu lông, đá cầu….
+ Hình thức tổ chức: Học sinh luyện tập vào chiều thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần.
5.3. Khung thời gian hoạt động trong ngày
Buổi sáng:
Thời gian
|
Hoạt động
|
7h00 - 7h15
|
15 phút
|
Sinh hoạt đầu giờ
|
7h15 - 8h00
|
45 phút
|
Tiết 1
|
8h00 - 8h05
|
05 phút
|
Ra chơi chuyển tiết
|
8h05 - 8h50
|
45 phút
|
Tiết 2
|
8h50 – 9h00
|
10 phút
|
Ra chơi giữa giờ
|
9h00 – 9h45
|
45 phút
|
Tiết 3
|
9h45 – 9h50
|
05 phút
|
Ra chơi chuyển tiết
|
9h50 – 10h35
|
45 phút
|
Tiết 4
|
10h35 – 10h40
|
05 phút
|
Ra chơi chuyển tiết
|
10h40 – 11h25
|
45 phút
|
Tiết 5
|
11h25
|
|
Tan học
|
Buổi chiều HS học thêm
Thời gian
|
Hoạt động
|
14h00 – 15h30
|
90 phút
|
HS học ca 1
|
15h30 - 15h35
|
05 phút
|
Giải lao
|
15h35 - 17h05
|
90 phút
|
HS học ca 2
|
17h05
|
|
Tan học
|
IV. KẾ HOẠCH TỔNG HỢP CỦA NĂM HỌC 2022-2023
1. Khung kế hoạch thời gian năm học.
- Ngày tựu trường: 01/9/2022 (HS toàn trường)
- Ngày khai giảng: 05/9/2022 (HS toàn trường)
- Học kỳ I: Từ 06/9/2022 đến 14/01/2022.
+ Kiểm tra giữa kỳ I: từ 01/11/2022 đến 06/11/2022.
+ Kiểm tra cuối kỳ I: từ 03/01/2023 đến 08/01/2023.
- Học kỳ II: Từ 10/01/2023 đến 14/5/2023.
+ Nghỉ tết Âm lịch: từ 29/01/2023 đến 06/02/2023
+ Kiểm tra giữa kỳ II: từ 14/3/20232 đến 18/3/2023
+ Kiểm tra cuối kỳ II: từ 02/5/2023 đến 07/5/2023
+ Xét tốt nghiệp THCS trước ngày 20/5/2023
- Kế thúc năm học: 31/5/2023
2. Lịch công tác chuyên môn hàng tháng
Thời gian
|
Nội dung công tác
|
8/2022
|
- Tham dự các lớp học chính trị, chuyên môn.
- Ổn định nhân sự, phân công chuyên môn chuẩn bị năm học.
|
9/2022
|
- Khai giảng năm học mới.
- Thảo luận phương hướng, nhiệm vụ năm học của Sở, Phòng, Trường.
- Xây dựng các kế hoạch thực hiện phương hướng, nhiệm vụ năm học.
- Duyệt kế hoạch giáo dục cá nhân
- Tham gia họp tổng kết bộ môn.
- Lập danh sách HS học nghề lớp 8.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
- Dạy lồng ghép lịch sử địa phương
|
10/2022
|
- Triển khai kế hoạch bồi dưỡng HSG 6,7,8,9 phụ đạo HS yếu kém, dạy thêm lớp 9
- Đổi mới sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
- Chuẩn bị cho việc dự thi KHKT cấp quận
- Chuẩn bị tham gia HKPĐ cấp quận.
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Dạy lồng ghép An toàn giao thông, an ninh quốc phòng.
|
11/2022
|
- Tăng cường các giải pháp nâng cao chất lượng đại trà, nâng cao hiệu quả phong trào mũi nhọn.
- Công tác đổi mới phương pháp dạy học.
- Kiểm tra giữa kỳ I, phân tích chất lượng giữa học kỳ I.
- Trải nghiệm sáng tạo: Tiết học ngoài nhà trường, ngoài không gian lớp học.
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
|
12/2022
|
- Duy trì nền nếp dạy-học.
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Kiểm tra tiến độ thực hiện chương trình giảng dạy bộ môn.
- Tham gia chuyên đề chuyên môn cấp quận.
- Tổ chức ôn tập HKI.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.
|
01/2023
|
- Tiếp tục triển khai công tác phụ đạo, bồi dưỡng, luyện thi lớp 10.
-Tăng cường ôn thi học sinh giỏi HSG 9 chuẩn bị dự thi cấp thành phố
- Xét chọn GVCN giỏi.
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Tổ chức kiểm tra và chấm bài kiểm tra cuối kỳ I, đánh giá, phân tích chất lượng học sinh cuối kỳ I.
- Kết thúc học kỳ I: 08/01/2022; ngày nghỉ cuối học kỳ I: 09/01/2022.
- Hoàn thành học bạ học kì I, sơ kết công tác chuyên môn học kì I.
- Phân công chuyên môn, TKB học kì II.
- Hoàn thành CSDL trên hệ thống.
- Bắt đầu học kỳ II: 10/01/2022.
|
02/2023
|
- Tiếp tục triển khai công tác phụ đạo, bồi dưỡng, luyện thi lớp 10.
-Tăng cường ôn thi học sinh giỏi HSG 9 chuẩn bị dự thi cấp thành phố
- Các tổ chuyên môn triển khai các chuyên đề dạy học
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
|
3/2023
|
-Tổ chức Hội thảo chuyên đề “Nâng cao chất lượng ôn tập thi tuyển sinh vào lớp 10 phù hợp với cách ra đề theo định hướng đánh giá năng lực học sinh của Sở GD&ĐT Hải Phòng”.
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Kiểm tra giữa kì II.
- Phối hợp Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp- Giáo dục thường xuyên tổ chức tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh THCS.
- Tổ chức Hội thi đố vui để học và các hoạt động TDTT khác mừng ngày sinh nhật Đoàn 26/3.
- Tiếp tục bồi dưỡng học sinh giỏi khối lớp 9 thi học sinh giỏi cấp thành phố.
- Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu 6, 7, 8; dạy luyện thi lớp 10 cho học sinh lớp 9.
- Các tổ chuyên môn triển khai các chuyên đề dạy học, thực hiện giáo dục STEM.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm:Tổ chức Các trò chơi dân gian, Thi tiếng hát đội viên.
|
4/2023
|
- Tham gia thi chọn học sinh giỏi lớp 6, 7, 8 cấp quận.
- Kiểm tra nội bộ theo kế hoạch.
- Tổ chức hoạt động trải nghiệm:Tổ chức cuộc thi tìm hiểu chiến thắng 30/4 (giải phóng hoàn toàn MN, thông nhất đất nước).
- Tiếp tục phụ đạo học sinh yếu theo lịch.
- Kiểm tra việc dạy thêm, học thêm của giáo viên.
|
5/2023
|
- Rà soát việc thực hiện chương trình đảm bảo đúng tiến độ.
- Tổ chức ôn tập và Kiểm tra cuối kì II.
- Hoàn thành đánh giá xếp loại học sinh và vào sổ điểm kịp thời.
- Tổng kết công tác chuyên môn năm học, hoàn thành các báo cáo và biểu mẫu thống kê chuyên môn nộp về phòng GD và ĐT.
- Tổ chức ôn tập HS lớp 9 chuẩn bị kì thi tuyển sinh lớp 10 THPT
- Kiểm tra hồ sơ, giáo án giáo viên và các tổ chuyên môn.
- Ngày kết thúc HK2: ngày22/5/2023.
- Xét công nhận tốt nghiệp THCS: Theo lịch chỉ đạo.
- Ngày tổng kết năm học: /5/2023.
- Bàn giao học sinh về sinh hoạt hè ở địa phương.
|
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm các thành viên
1.1. Hiệu trưởng
- Ban hành Quyết định thành lập các tổ chuyên môn, bổ nhiệm các chức danh Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn.
- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong năm học: GVCN, công tác giảng dạy, công tác kiêm nhiệm…
- Xây dựng dự thảo kế hoạch, thống nhất xây dựng hoàn thiện kế hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch dạy học, kế hoạch giáo dục trong nhà trường, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
- Liên hệ với các cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan để tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra nội bộ.
- Tổ chức các hoạt động, hội thi, hội giảng trong năm.
- Xây dựng tiêu chí thi đua trong nhà trường.
1.2. Phó hiệu trưởng
- Quản lý chỉ đạo các hoạt động chuyên môn, thư viện, thiết bị, quản lý các phần mềm liên quan đến các hoạt động giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt đồng ngoài giờ lên lớp; xây dựng kế hoạch và chỉ đạo triển khai thực hiện công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém và các hoạt động khác có liên quan đến công tác giáo dục học sinh.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn hoạt động theo đúng Điều lệ trường trung học.
- Tổ chức kiểm tra các hoạt động có liên quan đến chuyên môn. (Có bảng phân công lao động)
1.3. Tổ trưởng chuyên môn
- Chủ trì xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ chuyên môn.
- Tổ chức cho các nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn, duyệt và trình Hiệu trưởng phê duyệt.
- Chủ trì xây dựng kế hoạch dạy học tích hợp liên môn, kế hoạch dạy học trải nghiệm.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tháng. Chú trọng đổi mới phướng pháp, hình thức dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá. Tập trung vào việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học.
1.4.Tổng phụ trách Đội
- Tham mưu Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nhiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoải giờ lên lớp.
- Xây dựng kế hoạch chào cờ đầu tuần, tham mưu hiệu trưởng về việc phân công các thành viên chuẩn bị nội dung chào cờ.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp quy mô toàn trường.
- Quản lý nề nếp, quản lý đội cờ đỏ nhà trường.
- Phụ trách công tác thi đua học sinh, xây dựng tiêu chí thi đua học sinh
1.5. Nhân viên thư viện, nhân viên thiết bị
- Tham mưu hiệu trưởng về kế hoạch trang bị sách giáo khoa, tài liệu tham khảo, thiết bị dạy học phục vụ việc giảng dạy theo CT GDPT 2018.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động liên quan đến hoạt động của thư viện, thiết bị.
- Tổ chức giớ thiệu sách, thiết bị. Khuyến khích học sinh thường xuyên đọc sách, giáo viên thường xuyên sử dụng có hiệu quả thiết bị và đồ dùng dạy học.
- Tham mưu tổ chức ngày hội đọc sách, hội thi kể chuyện theo sách; tham mưu hội thi làm đồ dùng dạy học.
1.6. Giáo viên
- Nghiên cứu kỹ, nắm bắt CT GDPT 2018 (đối với khối lớp 6,7), chương trình giáo dục hiện hành (đối với khối 8, 9) và xây dựng kế hoạch giáo dục bộ môn.
- Xây dựng kế hoạch bài dạy phù hôp với phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo môn học (Giáo viên phải xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học)
- Phối hợp với nhà trường, liên đội tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm trong và ngoài nhà trường.
(Có bảng phân công chuyên môn kèm theo)
2. Công tác phối hợp với các bên liên quan
- Nhà trường chủ động tham mưu chính quyền địa phương tạo mọi điều kiện tốt nhất để các hoạt động giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả cao nhất.
- Phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp đóng trên địa bàn, các tổ chức đoàn thể để tổ chức các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh.
3. Công tác kiểm tra, giám sát.
- Việc giám sát đánh giá và điều chỉnh kế hoạch dạy học, giáo dục được thực hiện thường xuyên trong suốt năm học kết hợp với hoạt động tự đánh giá trong quản lý chất lượng Trường THCS.
- BGH + P.Hiệu trưởng thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch dạy học, giáo dục thường xuyên hàng ngày, hàng tuần thông qua kiểm tra sổ đầu bài, dự giờ thăm lớp, hồ sơ chuyên môn của giáo viên, qua học sinh, cha mẹ học sinh…
- Làm tốt công tác kiểm tra nội bộ, các thành viên trong ban kiểm tra nội bộ cần thực hiện tốt nhiêm vụ được giao.
- Mỗi giáo viên cần có thói quen tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của mình để có điều chỉnh và phản ánh kịp thời với tổ chuyên môn, Ban giám hiệu.
4. Chế đổ thông tin báo cáo
- Tổ trưởng chuyên môn định kỳ báo cáo Ban giám hiệu về tình hình của tổ, có các ý kiến tham mưu đề xuất kịp thời về các công việc có liên quan đến thực hiện đổi mới hoạt động dạy học trong nhà trường.
- Định kỳ báo cáo theo tuần, tháng, học kỳ để Ban giám hiệu tổng hợp báo cáo cấp trên kịp thời. (Báo cáo tuần vào thứ 2, Báo cáo tháng vào 25 hàng tháng, Báo cáo sơ kết HKI, Báo cáo năm học...)
Trên đây là kế hoạch giáo dục của trường THCS Hùng Vương năm học 2022-2023. Lãnh đạo nhà trường yêu cầu cán bộ, giáo viên, nhân viên cụ thể hóa bằng kế hoạch cá nhân và nghiêm túc thực hiện kế hoạch này.
Nơi nhận:
- UBND quận Hồng Bàng (báo cáo);
- Phòng GD&ĐT Hồng Bàng (báo cáo);
- Đảng ủy, UBND phường Hùng Vương (báo cáo);
- CB, GV, NV nhà trường (thực hiện);
- Lưu: VT.
|
HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Kim Oanh
|
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÊ DUYỆT
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................