Các hệ số phụ cấp chủ yếu bao gồm:
+ Hệ số phụ cấp chức vụ (Theo quy định của nhà nước)
+ Hệ số phụ cấp thâm niên, vượt khung (Theo quy định của nhà nước)
+ Hệ số phụ cấp ưu đãi (Theo quy định của nhà nước)
+ Hệ cố PC ưu đãi = (Hệ số lương ngạch, bậc + Hệ số chức vụ) x MLTT (Theo quy định của nhà nước)
+ Chế độ bồi dưỡng đối với giáo viên thể dục theo quy định được tính bằng 0,1% mức lương tối thiểu chung cho 01 tiết giảng thực hành và được thanh toán cùng với chi trả tiền lương hàng tháng.
B. Chi quản lý hành chính
1. Dịch vụ công cộng
Các khoản dịch vụ công cộng như tiền điện, nước, vệ sinh môi trường được thanh toán chung toàn cơ quan theo chứng từ thực tế phát sinh hàng tháng.
- Các biện pháp tiết kiệm điện - nước
Việc sử dụng điện, nước phải hết sức tiết kiệm, chống lãng phí. Hết giờ làm việc, khi không có người ở trong phòng phải tắt đèn, quạt và các thiết bị sử dụng điện.Các trang thiết bị trong phòng làm việc của bộ phận, cá nhân nào thì bộ phận cá nhân đó phải trực tiếp quản lý, sử dụng, chịu trách nhiệm về an toàn, tiết kiệm.Khi mua sắm thiết bị, đồ dùng điện phải tiết kiệm, phải qui định định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các trang thiết bị để duy trì mức hao điện, tiết kiệm và sử dụng tài sản được lâu bền. Không sử dụng điện nước lãng phí trong các hoạt động của nhà trường.
2. Thanh toán vật tư văn phòng
- Theo nhu cầu thực tế phát sinh của đơn vị
- Định mức chi:
+ Giáo viên: Khoán 200.000đ/người/năm học
+ Hành chính: Chi theo nhu cầu thực tế.
- Văn phòng phẩm được chi tiêu theo tinh thần tiết kiệm. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng văn phòng phẩm các bộ phận phải báo cáo Hiệu trưởng phê duyệt và mua sắm, sửa chữa theo quy định theo quy định.
3. Chi công tác phí:
3.1. Đối tượng được thanh toán công tác phí
- Cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng tại đơn vị.
- Có quyết định cử đi công tác hoặc giấy mời, giấy triệu tập của các cấp có thẩm quyền được thủ trưởng cơ quan, đơn vị cử đi công tác
- Thực hiện đúng nhiệm vụ được giao.
- Có đủ chứng từ thanh toán theo quy định
3.2. Những trường hợp không được thanh toán tiền công tác phí:
- Thời gian điều trị, điều dưỡng tại các cơ sở y tế, nhà điều dưỡng, dưỡng sức;
- Những ngày học ở trường, lớp đào tạo tập trung dài hạn, ngắn hạn đã được hưởng chế độ với người đi học;
- Những ngày đi làm việc riêng trong thời gian công tác.
- Những ngày được giao nhiệm vụ thường trú hoặc biệt phái tại một địa phương hoặc cơ quan khác theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Coi thi, chấm thi do Sở, Phòng GD điều động.
3.3. Chế độ thanh toán công tác phí:
3.3.1. Thanh toán tiền phương tiện đi công tác
- Cán bộ đi công tác được thanh toán tiền tàu xe bao gồm: Vé tàu, xe vận tải công cộng từ cơ quan đến nơi công tác và ngược lại, cước qua phà cho bản thân và phương tiện đi công tác, phí sử dụng đường bộ và cước chuyên chở tài liệu phục vụ cho chuyến đi công tác (nếu có) mà người đi công tác đã trực tiếp chi trả. Giá vé trên không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu.
Các phương tiện khác: Taxi, xe ôm,..: Mức chi cụ thể cho từng trường hợp Hiệu trưởng phê duyệt
- Trường hợp đi công tác bằng phương tiện máy bay được thanh toán các khoản sau: Tiền vé máy bay theo giá ghi trên vé, tiền cước phương tiện vận tải công cộng từ nơi công tác tới sân bay và ngược lại ( nếu có)
- Đối với cán bộ tự túc phương tiện công tác: Nếu cán bộ đi công tác cách trụ sở cơ quan trên 15km, mà tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng thời điểm đi công tác.
- Căn cứ thanh toán bao gồm: Giấy giới thiệu hoặc quyết định cử đi công tác của thủ trưởng đơn vị, giấy đi đường của người đi công tác có xác nhận của cơ quan nơi đến công tác và bảng kê độ dài quãng đường đi công tác trình Hiệu trưởng duyệt thanh toán.
3.3.2. Phụ cấp lưu trú:
- Được tính từ ngày bắt đầu đi công tác đến khi kết thúc đợt công tác. Mức phụ cấp 200.000đ/ ngày
3.3.3. Chi phí thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác
- Thanh toán theo hình thức khoán:
+ Đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh, mức khoán: 450.000 đồng/ngày/người.
+ Đi công tác tại huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương, tại thị xã, nghành phố còn lại thuộc tỉnh, mức khoán : 350.000 đồng/ngày/người.
+ Đi công tác tại các vùng còn lại: : 300.000 đồng/ngày/người
- Thanh toán theo hóa đơn thực tế:
+ Đi công tác ở quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và thành phố là đô thị loại I thuộc tỉnh : Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 1.000.000đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 02 người/phòng;
+ Đi công tác tại các vùng còn lại: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ là 700.000đồng/ngày/phòng theo tiêu chuẩn 02 người/phòng
+ Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng tối đa không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn ( theo tiêu chuẩn 02 người/phòng).
+ Trong trường hợp cán bộ, công chức đến nơi công tác tại nơi đã bố trí nhà nghỉ không được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ.
- Định mức chi: Theo quy định hiện hành
+ Tổng chi dự kiến năm: Chi theo thực tế Quyết định cử đi công tác, giấy đi đường và hóa đơn hợp pháp.
+ Giấy đi đường của người đi công tác có đóng dấu.
+ Có quyết định cử đi công tác hoặc giấy mời, giấy triệu tập của các cấp có thẩm quyền.
+ Có đủ chứng từ hợp lệ
3.4. Khoán công tác phí
- Đối với Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng: được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 600.000đ/ngày/người theo tiêu chuẩn một người/phòng.
- Đối với đối tượng khác: Được thanh toán mức giá thuê phòng ngủ tối đa là 400.000 đồng /ngày / người theo tiêu chuẩn hai người / phòng.
- Trường hợp đi công tác một mình hoặc đoàn công tác có lẻ người hoặc lẻ người khác giới thì được thuê phòng riêng theo mức giá thuê phòng thực tế nhưng không được vượt mức tiền thuê phòng của những người đi cùng đoàn.
- Cán bộ nhân viên đi công tác tại 2 cơ sở nhà trường; ở cơ quan đến công tác đã tạo điều kiện bố trí phòng nghỉ thì không được thanh toán tiền thuê phòng nghỉ.
4. Chi hội nghị, tập huấn
Chi phí hội nghị được áp dụng thống nhất đối với các hội nghị tổng kết, định kì triển khai kế hoạch và không áp dụng đối với cuộc họp giao ban thường kì của cơ quan.
+ Đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ quản lí căn cứ theo Thông tư 139/2010/TT- BTC ngày 21/09/2010 của Bộ Tài chính về việc quy định việc lập dự toán, quản lí và sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước dành cho côngtác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
- Quyết định số 811/QĐ-UBND ngày 24/5/2010 của UBND Thành phố Hải Phòng về việc ban hành quy định chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Hải Phòng, chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Hải Phòng và chi tiêu tiếp khách trong nước.
Theo qui định hiện hành, chi cụ thể như sau:
+ Trang trí hội trường (tối đa không quá 500.000đ/1 hội nghị, thanh toán theo tinh thần tiết kiệm
Việc tổ chức hội nghị phải có kế hoạch, dự trù kinh phí được duyệt bằng văn bản của Hiệu trưởng và phải kết hợp nhiều nội dung đảm bảo thời gian, chất lượng đáp ứng nhu cầu của hội nghị.
+ Chi nước uống: 30.000đ/người/ngày
+ Tiền in ( hoặc mua) tài liệu cho hội nghị.
+ Chi văn phòng phẩm theo số đại biểu và tài liệu từ 10.000đ/người/hội nghị đến 30.000đ/người/hội nghị.
+ Chi phục vụ, trông xe: từ 100.000-200.000/buổi/ngày.
+ Hoa tươi hội nghị từ 200.000-500.000/hội nghị.
5. Về việc sử dụng phương tiền vận tải, vẩn chuyển phục vụ công tác
- Căn cứ chi: Theo quy định hiện hành
- Định mức chi: Theo quy định hiện hành
- Yêu cầu: Hợp đồng ( nếu có), hóa đơn thanh toán hợp pháp
6. Học phí
6.1 Căn cứ chi: Thực hiện theo hướng dẫn của Sở giáo dục và Sở tài chính
6.2 Định mức chi:
- Chi bù lương: 40%
- Hỗ trợ các hoạt động giáo dục: 60%
+ Chi khen thưởng: Theo qui chế, quyết định khen thưởng.
+ Mua thiết bị chuyên dùng không phải là TSCĐ theo đề xuất thực tế.
+ Mua sách, tài liệu dùng cho công tác chuyên môn theo đề xuất thực tế.
+ Chi cho hợp đồng, dạy thay (nếu quá số tiết qui định),…
+ Bồi dưỡng tăng giờ, ngoài giờ.
+ Chi sửa chữa nhỏ ( có đề xuất, kế hoạch) dự trù kinh phí, quyết toán, hợp đồng, hoá đơn, biên bản bàn giao, biên bản nhiệm thu...
+ Chi mua văn phòng phẩm, giấy thi, giấy in, đổ mực, in ấn, sổ sách, tài liệu làm công tác chuyên môn,….
+ Tổ chức các hoạt động sự nghiệp như lễ khai giảng, lễ bế giảng, ngày nhà giáo Việt Nam, Hội khỏe phù đổng
+ Chi khen thưởng cuối kỳ 1 và cuối năm học
+ Chi khác: Các dịch vụ công cộng như điện, nước....
+ Hội thảo, hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề của giáo viên và học sinh
+ Chi hoạt động chuyên môn khác
- Chi bồi dưỡng tham gia các HĐ có tính chất như tăng giờ, hoạt động đặc thù:
- Chi hội khỏe phù đổng (cụm, quận)
+ Bồi dưỡng cho học sinh đi thi: 30.000đ/hs/buổi - 50.000đ/hs/buổi
+ Giáo viên dẫn học sinh đi thi môn thể dục: 50.000đ/người/buổi
+ Trọng tài: từ 30.000đ đến 50.000đ/người/ngày.
- Chi làm ngoài giờ: quản lý, hướng dẫn, tập luyện cho học sinh(Tập văn nghệ, Hội khỏe phù đổng, lao động vệ sinh) tính từ 17h và ngày chủ nhật chi100.000đ/người/giờ).
- Chi hội đồng thi xét tốt nghiệp theo công văn của Sở GD&ĐT Hải Phòng, tổ chức các kỳ kiểm tra khảo sát, giữa kỳ, cuối năm.
+ Chủ tịch: 240.000đ/người/ngày
+ Phó chủ tịch: 200.000 đ/người/ngày
+ Thư ký, ủy viên: 170.000đ/người/ngày
+ Nhân viên phục vụ: 90.000đ/người/ngày
+ Tổng hợp, xét duyệt kết quả: 135.000đ/người/ngày
Chi thực tế theo số ngày làm việc
7. Các khoản thu thỏa thuận:
7.1. Định mức chi:
7.1.1. Vòng tay bè bạn:
Căn cứ công văn số 66KH/LN ngày 29/9/2020 về xây dựng quỹ “ Vòng tay bè bạn” trong trường học, giai đoạn 2020- 2023.
Hình thức thu gom phế liệu gây quỹ.
+ 25% Nộp về quận Đoàn
+ 75% Các hoạt động liên quan đến công tác Đoàn Đội (TPT dự kiến KH chi từng mục - có phụ lục).
7.1.2. Chữ thập đỏ:
*Từ thiện nhân đạo: (nuôi lợn siêu trọng)
- 65% trợ cấp, tặng quà cho các em học sinh nghèo ốm, đau, nạn nhân chất độc da cam tại trường và địa phương mình;
- 5% Cho công tác tuyên truyền triển khai cuộc vận động, khen thưởng tại trường;
- 30% Nộp về PGD;
- Nộp 50% CTĐ ra phường khi thu được của các hội viên, chi GV viên có hoàn cảnh khó khăn.
8. Các khoản khác:
8.1. Chăm sóc sức khỏe ban đầu:
- 15% bổ sung, sửa chữa trang thiết bị y tế.
- 40% khám sức khoẻ cho HS.
- 20% mua thuốc, bông băng.
- 15% cho công tác tuyên truyền, phòng chống dịch bệnh giáo dục sức khoẻ vị thành niên, giới tính (mời chuyên gia, bác sĩ về tư vấn), tập huấn sơ cứu ban đầu cho GV, HS.
- 10% chi cho cộng tác viên, sinh hoạt câu lạc bộ CTĐ của học sinh.
8.2. Học thêm, dạy thêm trong nhà trường:
- Nộp 2% thuế TNDN theo qui định của nhà nước.
- Phần còn lại để chi tại đơn vị, cụ thể như sau:
+ 65% trả cho giáo viên trực tiếp giảng dạy
+ 5% GVCN lớp
+ 13% Công tác quản lý dạy thêm - học thêm
+ 9% hỗ trợ, điện nước mua thiết bị phục vụ công tác dạy học, sửa chữa bảo dưỡng thay thế tăng cường CSVC, hỗ trợ các hoạt động chuyên đề, chuyên môn, giáo dục hướng nghiệp, trải nghiệm.
+ 8% Phúc lợi tập thể
8.3. Phúc lợi tập thể (tài khoản 431)
- Trích từ nguồn thu DT-HT và trông xe đạp và các ngồn khác
- Tổ chức cho giáo viên giao lưu học tập kinh nghiệm tại đơn vị bạn, thăm quan nghỉ dưỡng trong dịp hè: Định mức chi từ 500.000 - 600.000đ/người/ngày (Hỗ trợ tiền thuê xe, ăn nghỉ hoặc theo hóa đơn thực tế).
- Tổ chức các ngày lễ, Hội nghị CBCC, 20/11, sơ tổng kết các hoạt động lớn: Định mức chi từ 200.000đ đến 500.000đ/người/lần.
- Chi quà tết, 20/11, 20/10, 8/3... tối đa không quá 2.000.000đ/người/lần.
- Hỗ trợ giáo viên không có thu nhập thêm, giáo viên mắc bệnh hiểm nghèo, gặp khó khăn đột xuất: chi từ 500.000đ - 1.000.000đ/người/lần (BCH công đoàn đề xuất).
- Thi giáo viên dạy giỏi các cấp (lệ phí, công cụ hỗ trợ): 300.000đ/người
- Chi viếng đám tang của CBGVNV trong cơ quan: 3.000.000đ/người
+ Tứ thân phụ mẫu, vợ, chồng, con CBGVNV: 500.000đồng/người + 1 vòng hoa và chi phí thuê xe nếu nơi thăm viếng xa trên 30km.
+ Đối ngoại cơ quan: 500.000đ/người + 1 vòng hoa
+ Hỗ trợ chi xăng xe, điện thoại cho CB, GV, NV tổ văn phòng từ 300.000-500.000đ/người/tháng.
- Các khoản chi khác liên quan đến phúc lợi tập thể.
8.4. Khen thưởng CB, GV, NV (theo qui chế khen thưởng)
8.5. Tiền nước uống tinh khiết
- Chi 100% mua nước uống cho học sinh (dùng khoán) thu 10.000đ/hs/tháng.
8.5. Tiền trông xe
- 10% nộp thuế theo qui định của nhà nước.
- 45% chi cho lao công, bảo vệ (nuôi chó, chăm sóc cây xanh).
- 10% phúc lợi.
- 15% bổ sung CSVC.
- 20% công tác quản lý, GVCN, GV không có thu nhập thêm được điều động luân phiên coi xe.
8.6. Học Tiếng Nhật
- 70% trả trung tâm Hanami
- 8% phúc lợi (tài khoản 431)
- 6% CSVC
- 16% quản lý + GVCN
9. Quy định mua sắm và quản lý tài sản cố định, trang thiết bị và công cụ dụng cụ nhà nước.
Căn cứ Thông tư 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ tài chính về việc quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị.
Căn cứ theo Thông tư số 162/2014/TT-BTC ngày 06/11/2014 của Bộ Tài chính quy định chế độ quản lý, tính hao mòn tài sản cố định trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước.
Các bộ phận phòng ban khi có nhu cầu mua sắm phải trình thủ trưởng đơn vị phê duyệt.
Toàn bộ tài sản của trường phải được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán và được theo dõi tại các phòng; được quản lý và sử dụng theo đúng mục đích, đúng chế độ và những qui định hiện hành; phù hợp với công việc và đạt hiệu quả.
Thực hiện việc mua sắm trong phạm vi dự toán ngân sách hoặc nguồn thu được giao hàng năm.
Kế toán và cán bộ kỹ thuật có trách nhiệm phối hợp xây dựng định mức hao mòn tài sản, thời gian sử dụng tài sản, thông báo cho người sử dụng tài sản biết.
Tuyệt đối không được cho người ngoài cơ quan sử dụng và mượn tài sản của cơ quan. Nếu đem tài sản ra khỏi cơ quan phải được sự đồng ý của Hiệu trưởng nhà trường.
Tài sản, phương tiện làm việc giao cho cá nhân phụ trách, nếu để mất hoặc hư hỏng thì tùy theo tính chất, mức độ thiệt hại để xử lý, bồi thường.
Trường hợp để mất tài sản trị giá dưới 10 triệu đồng, cá nhân đề mất tài sản làm kiểm điểm, thông qua tổ chuyên môn; Tổ chuyên môn đề xuất mức độ bồi thường, thông qua trình Hiệu trưởng quyết định. Mức bồi thường ít nhất 01 tháng lương, nhiều nhất 100% giá trị tài sản.
Trường hợp để mất tài sản trị giá trên 10 triệu đồng, cá nhân để mất tài sản làm kiểm điểm. Hội đồng kỷ luật nhà trường họp, xem xét và quyết định bồi thường. Mức bồi thường ít nhất 02 tháng lương, nhiều nhất 100% giá trị tài sản còn lại.
Cuối mỗi năm bộ phận quản lý tài sản phải kiểm kê tài sản, đề xuất thanh lý, nếu đã cũ, hết hạn sử dụng.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Trách nhiệm CBGVNV
Thực hiện các qui định tại quy chế này. Các bộ phận được giao chuẩn bị cơ sở vật chất theo kế hoạch làm đề xuất, dự trù, xin ý kiến phê duyệt của Hiệu trưởng, sau đó hoàn thiện công việc, thanh, quyết toán kịp thời (thời gian thanh toán tạm ứng không quá 02 ngày kể từ ngày hoàn thành công việc).
2. Trách nhiệm Tổ trưởng chuyên môn
Tổ chức họp nhận xét, đánh giá CBGVNV thuộc tổ mình về các nội dung có liên quan đến tiêu chí thi đua theo từng đợt.
3.Trách nhiệm Kế toán - Thủ quĩ
Chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý nguồn kính phí và tài sản của nhà trường; tham mưu, đề xuất Hiệu trưởng quyết định việc chi tiêu trên cơ sở đề nghị của các bộ phận và hội đồng thi đua khen thưởng. Định kỳ hàng tháng, quý, báo cáo Hiệu trưởng tình hình, kết quả thực hiện kinh phí và công khai tài chính thông qua hệ thống văn bản.
4. Nhiệm vụ Hội đồng thi đua khen thưởng nhà trường
Trên cơ sở bình xét của các Bộ phận, Hội đồng thi đua khen thưởng tổ chức họp để xem xét, đánh giá kết quả công tác của CBGVNV đồng thời phân loại, xác định mức độ khen thưởng và đề nghị Hiệu trưởng quyết định hệ số khen thưởng của CBGV, NV trong trường.
5. Thống nhất với Công đoàn và công khai trong toàn trường
Qui chế này được thống nhất với Công đoàn và thực hiện công khai dân chủ trong toàn trường. CBGVNV chịu trách nhiệm thực hiện những nội dung qui định tại Quy chế này đồng thời nghiên cứu đóng góp ý kiến, đề xuất sửa đổi, bổ sung đề nội dung quy chế ngày càng phù hợp với tình hình thực tế của trường.
6. Báo cáo kết quả thực hiện